Thực hành để thành công


Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Chúng ta thành thật hơn khi nhắn tin

Theo một nghiên cứu của đại học Michigan, con người có xu hướng thành thật hơn khi nhắn tin. Không chỉ vậy, tin nhắn cũng cung cấp thông tin có giá trị và chi tiết hơn rất nhiều so với việc giao tiếp trực tiếp qua điện thoại.

Theo kết quả của Viện nghiên cứu Xã hội học ở đại học Michigan (Hoa Kỳ), những thông tin mà con người sử dụng chữ viết để thể hiện có xu hướng thành thật hơn so với những thông tin mà họ nói ra trực tiếp. Nhà tâm lý học Fred Conrad, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: “Các kết quả đã chỉ ra rằng con người thường bày tỏ những thông tin nhạy cảm hay riêng tư qua tin nhắn hơn là qua những bài phỏng vấn hay đối thoại trực tiếp.”
 
Rất nhiều người sẽ không đồng tình với kết quả này, bởi lẽ khi nói chuyện trực tiếp, những biểu cảm nét mặt hay cử chỉ cơ thể cũng sẽ biểu hiện độ chính xác của thông tin. Qua đó, người nghe cũng dễ dàng đánh giá tính chân thật ở người nói. Thế nhưng, như báo cáo chỉ ra, khi một người nhắn tin, đồng nghĩa với việc có những chứng cứ lưu lại lời mà họ đã trình bày. Do đó, họ sẽ phải có trách nhiệm với những  thông tin mà mình đưa ra. Ngược lại, khi họ nói một vài câu không chính xác thì cũng chỉ là “lời nói gió bay”, không có ai ghi lại những thông tin đó để kiểm chứng sau này.
 
 
Hơn nữa, cũng theo lời giải thích của ông Conrand thì các thông tin chính xác hơn đó là do người nhắn tin không phải chịu áp lực về mặt thời gian như khi gọi điện thoại. Những người trả lời qua tin nhắn thường có xu hướng cởi mở và nhiệt tình hơn, giải thích chi tiết cặn kẽ hơn. Tuy nhiên, những kết quả này mới chỉ dừng lại thực hiện ở những người nhắn tin ở mức độ vừa phải, chứ chưa thực hiện với những người nhắn tin thường xuyên bởi với những người đó thì tốc độ nhắn tin còn nhanh hơn tốc độ họ truyền đạt thông tin qua lời nói.
 
 
Trong thời đại thông tin liên lạc phát triển như ngày nay, con người có thể trao đổi thông tin bằng nhiều cách. Nhưng dù đó là nhắn tin, gọi điện hay đối thoại trực tiếp thì ai cũng đều mong sẽ nhận được thông tin chính xác, ngắn gọn và đầy đủ. Cung cấp những thông tin như vậy cũng được xem là một trong những phép lịch sự khi giao tiếp với người xung quanh. Hy vọng mỗi người đều biết cách sử dụng di động và tin nhắn của mình một cách hợp lý để xây dựng một mạng lưới thông tin liên lạc lành mạnh và giàu thông tin.
 
Tham khảo: Cnet
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang