Chào anh, vào những ngày cuối của kì thi Đại học 2012 này, anh có thể chia sẻ suy nghĩ chủ quan của anh về đợt tuyển sinh năm nay?
Đợt tuyển sinh đại học năm nay mặc dù có đến 1,3 triệu hồ sơ đăng ký dự thi nhưng vẫn là giảm khoảng 8% so với năm ngoái. Có thể đây là một dấu hiệu về việc dịch chuyển hướng lựa chọn con đường tương lai của giới trẻ.
Tuy nhiên, ngay cả với con số giảm này, cánh cửa vào đại học cũng vẫn là một một cánh cửa hẹp đối với các đa số thí sinh khi chỉ có chỗ cho khoảng 25% có thể vào được các trường đại học. Đó là chưa kể việc mặc dù cũng vào đại học nhưng không phải thí sinh nào cũng vào được trường mình mong muốn.
Thực trạng này làm tôi thật sự băn khoăn đến việc liệu chúng ta có quá kì vọng việc vào đại học sẽ mang đến thành công hay không. Trong khi thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học mà phụ thuộc vào việc một sinh viên bước ra khỏi trường như thế nào. Nhất là việc vào đại học "học đại” những ngành mình không thật sự thích hoặc có năng khiếu thì nhiều khi có hại hơn có lợi.
Chắc anh cũng đã từng thi đại học? Theo anh, tại sao để thành công thì người ta lại nghĩ đến chuyện học đại học trước?
Tôi nghĩ đó là do tâm lý còn để lại từ thời trước, muốn vươn lên thì phải đỗ đạt làm quan vẫn còn ít nhiều trong cách nghĩ của người Việt chúng ta. Thêm vào đó là việc các cơ quan nhà nước vẫn dựa vào bằng cấp để đề bạt các vị trí. Chưa kể đến rất nhiều người tương đối thành đạt trong xã hội đều có trình độ từ đại học trở lên làm cho nhiều người có cảm giác là "vào đại học = thành công tương lai". Trong khi đó, những người có trình độ đại học muốn thành công thật ra vẫn phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác chứ không chỉ dựa vào tấm bằng đại học của mình.
Tuy nhiên, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc được vào đại học không góp phần gì nhiều vào thành công cả, chỉ là tạo ra cho tân sinh viên một cơ hội rèn luyện tư duy và rèn luyện mình. Nhiều sinh viên vào đại học rồi theo không nổi lại đâm ra chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tài sản gia đình, vừa lãng phí thời gian của bản thân.
Thành công muôn đời vẫn vậy không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.
Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học cả, nhưng học ở trường đại học thì học phí sẽ rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc, vẫn phải học.
Rớt đại học là chuyện “động trời” của biết bao tân cử nhân, sức ép bản thân, gia đình, xã hội, bạn bè. Anh có lời khuyên, kinh nghiệm nào thiết thực để giúp các bạn?
Một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, sức ép từ bên trong (tự mình gây cho mình một chút áp lực để quyết tâm hơn) cũng tốt hơn sức ép từ bên ngoài.
Cho nên, nếu tôi nằm trong vai trò của một thí sinh, tôi thường chọn cách tự tạo cho mình vừa đủ sức ép, cũng như giải thích và nhờ gia đình giảm bớt sức ép lên tôi. Như vậy, tôi vẫn sẽ có đủ động lực để quyết tâm thi lại vào năm sau, mà vẫn không phải quá căng thẳng.
Một cách nhìn khác là việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Cuộc sống còn nhiều thử thách to lớn hơn nhiều. Cho nên, hãy coi nó như một cơ hội để rèn luyện bản thân mình. Nói cho cùng, vào đại học chủ yếu là có môi trường để rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng, chứ còn kiến thức mà so với thực tế thì cũng chỉ ở mức cơ bản. Cho nên, nếu không rèn luyện được ngay như là một sinh viên đại học, thì chúng ta vẫn có thể rèn luyện bản thân mình trong chính những ngày tháng luyện thi đại học, đừng chờ đến lúc được vào đại học rồi mới rèn luyện bản thân.
Được biết, khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! rất thành công khi có nhiều học viên tự thành lập và quay trở về Câu Lạc Bộ Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! để nói những câu chuyện về cuộc sống mình thay đổi như thế nào sau khóa học. Và đương nhiên điều đó được hiểu rằng Khóa học đã thành công và bản thân họ đã thành công. Hiện nay, ngoài khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! ra, còn có khóa học nào thiết thực về tâm lý hơn để giúp các bạn chưa là sinh viên năm nay không ạ?
Đối với các bạn đã là sinh viên thì TGM chúng tôi có Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! dành cho sinh viên, hoặc sau này ở một cấp độ sâu sắc hơn là khóa học Sống & Khát Vọng dành cho sinh viên - một khóa học mà tôi tin rằng sẽ mang lại những giá trị hết sức to lớn cho các bạn sinh viên, giúp các bạn không chỉ vượt qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống sinh viên, mà còn chuẩn bị hành trang tốt cho tương lai sự nghiệp.
Đối với các bạn chưa là sinh viên năm nay thì khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! vẫn là lựa chọn tốt nhất ở TGM để giúp các bạn có thêm quyết tâm động lực chiến đấu vì mục tiêu của mình, cũng như là có thêm những phương pháp học tập tiến tiến để là những vũ khí mới hỗ trợ các bạn chinh phục cánh cửa vào đại học trong trận chiến năm sau.
Tuy nhiên, ngay cả với con số giảm này, cánh cửa vào đại học cũng vẫn là một một cánh cửa hẹp đối với các đa số thí sinh khi chỉ có chỗ cho khoảng 25% có thể vào được các trường đại học. Đó là chưa kể việc mặc dù cũng vào đại học nhưng không phải thí sinh nào cũng vào được trường mình mong muốn.
Thực trạng này làm tôi thật sự băn khoăn đến việc liệu chúng ta có quá kì vọng việc vào đại học sẽ mang đến thành công hay không. Trong khi thành công không được quyết định bằng việc vào được đại học mà phụ thuộc vào việc một sinh viên bước ra khỏi trường như thế nào. Nhất là việc vào đại học "học đại” những ngành mình không thật sự thích hoặc có năng khiếu thì nhiều khi có hại hơn có lợi.
Chắc anh cũng đã từng thi đại học? Theo anh, tại sao để thành công thì người ta lại nghĩ đến chuyện học đại học trước?
Tôi nghĩ đó là do tâm lý còn để lại từ thời trước, muốn vươn lên thì phải đỗ đạt làm quan vẫn còn ít nhiều trong cách nghĩ của người Việt chúng ta. Thêm vào đó là việc các cơ quan nhà nước vẫn dựa vào bằng cấp để đề bạt các vị trí. Chưa kể đến rất nhiều người tương đối thành đạt trong xã hội đều có trình độ từ đại học trở lên làm cho nhiều người có cảm giác là "vào đại học = thành công tương lai". Trong khi đó, những người có trình độ đại học muốn thành công thật ra vẫn phải rèn luyện rất nhiều kỹ năng khác chứ không chỉ dựa vào tấm bằng đại học của mình.
Tuy nhiên, một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh rằng, việc được vào đại học không góp phần gì nhiều vào thành công cả, chỉ là tạo ra cho tân sinh viên một cơ hội rèn luyện tư duy và rèn luyện mình. Nhiều sinh viên vào đại học rồi theo không nổi lại đâm ra chán nản, bỏ học, vừa lãng phí tài sản gia đình, vừa lãng phí thời gian của bản thân.
Thành công muôn đời vẫn vậy không phải bắt đầu từ việc một người có vào đại học hay không mà bắt nguồn từ việc một người có chịu học hay không và học những gì.
Tôi luôn tin rằng, có những người không cầm bằng này cấp nọ nhưng họ vẫn thành công, nhưng sẽ không bao giờ có những người không học mà có thể thành công được. Những người họ không có bằng cấp thì để thành công họ phải học ở trường đời. Học ở đâu cũng là học cả, nhưng học ở trường đại học thì học phí sẽ rẻ hơn trường đời rất nhiều. Nhưng rốt cuộc, vẫn phải học.
Rớt đại học là chuyện “động trời” của biết bao tân cử nhân, sức ép bản thân, gia đình, xã hội, bạn bè. Anh có lời khuyên, kinh nghiệm nào thiết thực để giúp các bạn?
Một chút sức ép luôn là một nguồn động lực tốt, nhưng quá nhiều sức ép thì lại gây ra những căng thẳng không cần thiết và trong nhiều trường hợp, dẫn đến thất bại. Bên cạnh đó, sức ép từ bên trong (tự mình gây cho mình một chút áp lực để quyết tâm hơn) cũng tốt hơn sức ép từ bên ngoài.
Cho nên, nếu tôi nằm trong vai trò của một thí sinh, tôi thường chọn cách tự tạo cho mình vừa đủ sức ép, cũng như giải thích và nhờ gia đình giảm bớt sức ép lên tôi. Như vậy, tôi vẫn sẽ có đủ động lực để quyết tâm thi lại vào năm sau, mà vẫn không phải quá căng thẳng.
Một cách nhìn khác là việc thi trượt đại học chỉ là một vấp ngã nho nhỏ chứ không phải là dấu chấm hết. Cuộc sống còn nhiều thử thách to lớn hơn nhiều. Cho nên, hãy coi nó như một cơ hội để rèn luyện bản thân mình. Nói cho cùng, vào đại học chủ yếu là có môi trường để rèn luyện khả năng tư duy và các kỹ năng, chứ còn kiến thức mà so với thực tế thì cũng chỉ ở mức cơ bản. Cho nên, nếu không rèn luyện được ngay như là một sinh viên đại học, thì chúng ta vẫn có thể rèn luyện bản thân mình trong chính những ngày tháng luyện thi đại học, đừng chờ đến lúc được vào đại học rồi mới rèn luyện bản thân.
Được biết, khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! rất thành công khi có nhiều học viên tự thành lập và quay trở về Câu Lạc Bộ Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! để nói những câu chuyện về cuộc sống mình thay đổi như thế nào sau khóa học. Và đương nhiên điều đó được hiểu rằng Khóa học đã thành công và bản thân họ đã thành công. Hiện nay, ngoài khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! ra, còn có khóa học nào thiết thực về tâm lý hơn để giúp các bạn chưa là sinh viên năm nay không ạ?
Đối với các bạn đã là sinh viên thì TGM chúng tôi có Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! dành cho sinh viên, hoặc sau này ở một cấp độ sâu sắc hơn là khóa học Sống & Khát Vọng dành cho sinh viên - một khóa học mà tôi tin rằng sẽ mang lại những giá trị hết sức to lớn cho các bạn sinh viên, giúp các bạn không chỉ vượt qua những thử thách và cám dỗ của cuộc sống sinh viên, mà còn chuẩn bị hành trang tốt cho tương lai sự nghiệp.
Đối với các bạn chưa là sinh viên năm nay thì khóa học Tôi Tài Giỏi! Bạn Cũng Thế! vẫn là lựa chọn tốt nhất ở TGM để giúp các bạn có thêm quyết tâm động lực chiến đấu vì mục tiêu của mình, cũng như là có thêm những phương pháp học tập tiến tiến để là những vũ khí mới hỗ trợ các bạn chinh phục cánh cửa vào đại học trong trận chiến năm sau.
Diễn giả Trần Đăng Khoa
Trích: FORUM
0 nhận xét