Bài viết liên quan
+++++++++++
- Quê: huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Tác phẩm: Cửa sông (1967), Dấu chân người lính(1972), Cửa sông (1967), Dấu chân người lính(1972)...
- Nguyễn Minh Châu được Nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật năm 2000
2. Phong cách nghệ thuật:
Trước 1975
-Nghiêng về cảm hứng anh hùng ca, phản ánh, tái hiện bức tranh hiện thực sinh động về con người và cuộc sống của nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ.
+Tác phẩm: Cửa sông (1967), ...
Sau 1975
- Văn chương trở về với đời thường & khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức, thế sự
-Có sự đổi mới trong đề tài & bút pháp
-+Tác phẩm:Bến quê (1987)...
3. Tác phẩm(Hoàn cảnh ra đời, Nhan đề, Chủ đề)Chiếc thuyền ngoài xa viết năm 1983 là truyện ngắn in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị đời thường , truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.
Nhan đề: Nghệ thuật nhìn xa, nhìn gần thì cái trần trụi, hiện thực cuộc sống bị phơi bày. Khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc sống thì nghệ thuật mới thiết thực.
4. Chủ đề: Bằng tài năng của một cây bút giàu bản lĩnh, qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm, chiêm nghiệm sâu sắc cảu mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời 1 cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
5. Tóm tắt- Phùng_nghệ sĩ nhiếp ảnh, được phân công đến một vùng ven biển miền Trung , để chụp ảnh lịch. Sau nhiều ngày “phục kích”, anh chụp được một “cảnh đắt trời cho”: Cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh hết sức kinh ngạc: từ chính trong chiếc thuyền, một gã đàn ông vũ phu đã đánh đập người vợ hết sức dã man; đứa con trai, xông vào đánh lại bố.Phùng xông vào can thiệp.Nhưng lạ lùng thay, những ngày sau, cảnh tượng đánh đập vũ phu đó vẫn tiếp tục diễn ra. …
- Theo lời mời của Đẩu_một người bạn chiến đấu của Phùng, nay là Chánh án toà án huyện
-Người đàn bà hàng chài đã đến toà án. Đẩu và Phùng khuyên bà bỏ người chồng vũ phu, độc ác đó. Nhưng thật bất ngờ: người phụ nữ đã một mực từ chối lời khuyên cùng giải pháp của Đẩu và Phùng, nhất quyết xin không bỏ lão chồng vũ phu.Chị kể lại cuộc đời mình, gia cảnh của chị và người chồng… Đó cũng là lí do chị từ chối lời khuyên trên.
- Những nhận thức mới bừng sáng trong Đẩu và Phùng sau câu chuyện. Và sự ám ảnh, trăn trở của Phùng khi nhìn bức ảnh Chiếc thuyền ngoài xa của mình sau chuyến công tác.
6. Giá trị nội dungThông qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu không chỉ xót xa thương cảm người phụ nữ bất hạnh mà còn lên án sự tàn nhẫn, thô bạo của người chồng trong gia đình. Đồng thời báo động tình trạng bạo lực trong gia đình đang làm khô héo, rạn vỡ tâm hồn con người. Ca ngợi tình mẫu tử, trân trọng khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em.
=> Giá trị nhân đạo sâu sắc
7. Giá trị nghệ thuật-Tình huống truyện độc đáo.
- Giọng điệu trần thuật đa dạng:
+ Khách quan ngạc nhiên khi tả cảnh đời, cảnh biển.
+ Lo âu khi tái hiện lời thoại của người đàn bà
+ Xót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông ngược đãi vợ con.
+ Day dứt khắc khoải khi thấy người đàn bà chưa tìm được lối thoát...
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật (Phùng, người phụ nữ hàng chài, Phác, Đẩu .)
- Lựa chọn các chi tiết đặc sắc (bãi xe tăng cũ, vái lạy thằng Phác & Đẩu, chiếc thuyền xuất hiện.)
Cấu trúc văn bản truyện ngắn: "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu
Cho đến nay, hầu như giới nhà văn và giới nghiên cứu phê bình văn học đều coi Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu, mang dấu ấn rõ nhất phong cách Nguyễn Minh Châu ở thể loại truyện ngắn.
Tập sách Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX (tập 4) cũng chọn tuyển truyện ngắn này. Mới đây tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10 năm 2007) cũng chọn và coi đó là tác phẩm hay nhất của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Chiếc thuyền ngoài xa sẽ được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Ngữ văn 12 bắt đầu từ năm học 2008 – 2009. Giới thiệu mấy lời như vậy để khẳng định vị trí xứng đáng của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn lớn Nguyễn Minh Châu nói riêng - mà công lao đóng góp của ông đã được Nhà nước và nhân dân ghi nhận bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2 – 2000).
Nguồn: Internet
0 nhận xét