Không hẳn, còn nhiều lí do khác nữa…
Bạn đã bao giờ tự hỏi…
Bạn đang có chính xác là bao nhiêu?
Bạn có bao giờ đếm được chính xác tiền trong ví của mình, hay bạn chỉ xài rồi hết lúc nào không rõ? Những ai giỏi việc quản lí chi tiêu thường nắm kĩ số tiền hiện có, dù chỉ là vài đồng lẻ đi nữa. Có thể bạn cho rằng việc này phí phạm thời gian vì “tiền là để xài thôi, đếm làm gì”, nhưng bạn có thể bị thất thoát tiền rất nhiều vì không cẩn thận đấy.
Động lực của bạn đâu?
Bạn có bao giờ để dành tiền vì thật sự muốn mua một món gì đó, hay chỉ tặc lưỡi cho qua vì “món đó đắt quá, mình làm gì có tiền mà mua, tiền tiêu mỗi ngày còn không đủ”. Khi bạn không có động lực và tự giới hạn mình, bạn sẽ chẳng bao giờ dư dả được. Người giàu khác với người nghèo ở chỗ họ luôn tìm mọi cách để “tiền đẻ ra tiền”, chứ không phải tiêu hết số tiền mình có và ỷ lại vào “trợ cấp” của gia đình.
Ống heo của bạn đã bị đập bao nhiêu lần?
Bạn để dành tiền nhưng rồi tiền đó lại bị tiêu xài nhanh chóng. Chẳng bao giờ món tiền tiết kiệm đó ở bên cạnh bạn lâu dài. Đó là do bạn “dễ bị cám dỗ” khi có một món tiền mà không xài, theo thói quen, bạn dễ bị cảm giác “muốn xài tiền” khi đã để dành được một số tiền nào đó.
Bạn mua rất ít, nhưng tiền lại hết rất nhanh?
Đó là vì những thứ bạn mua đa phần là những thứ không cần thiết. Có thể bạn thích mua, nhưng mua xong thì lại…không thích nữa, trong khi những thứ cần phải mua, bạn thường hay quên. Sự tiêu xài không hợp lí này khiến bạn phải bỏ thêm nhiều tiền để mua những món bạn thật sự cần, và bạn quên đi khoản tiêu hao này.
Muốn dễ dàng tiết kiệm, bạn hãy:
* Mua những món phục vụ cho nhu cầu của bạn trước. Với những món phục vụ cho sở thích, bạn hãy cân nhắc xem có thật sự cần hay không.
* Luôn để lại một khoản nhỏ trong thẻ atm, đừng bao giờ rút tiền ra hết. Bạn chỉ nên rút đủ số tiền bạn xài.
* Bạn không thể chỉ tiêu tiền mà không kiếm ra tiền. Muốn dư dả, bắt buộc bạn phải lao động.
Theo Mực tím
0 nhận xét