Thực hành để thành công


Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Trước khi bạn đi vào thân thể, hãy tha thứ

Bạn cảm thấy không thoải mái khi bạn cố gắng dồn chú ý của mình vào thân thể bên trong. Có một cảm giác khuấy động và buồn nôn thế nào đó, cho nên bạn không thể kinh nghiệm điều đang nói tới?

Điều bạn cảm thấy là xúc động kéo dài mà có thể bạn không nhận biết tới, cho tới khi bạn bắt đầu đặt chú ý nào đó vào thân thể. Chừng nào bạn còn chưa chú ý nào đó vào nó, thì xúc động này ngăn cản không cho bạn đi vào thân thể bên trong, cái nằm ở mức sâu hơn bên dưới. Chú ý không có nghĩa là bạn bắt đầu nghĩ về nó. Nó có nghĩa là quan sát xúc động thôi, cảm thấy nó một cách đầy đủ, thừa nhận và chấp nhận nó như nó đang đấy. Một số xúc động dễ dàng nhận diện: giận dữ, sợ hãi, tiếc nuối, ... Số khác có thể khó gắn nhãn hơn. Chúng có thể là cảm giác mơ hồ về sự không thoải mái, nặng nề, thít chặt hoặc nửa chừng giữa xúc động và cảm giác vật lí.

Trong bất kì trường hợp nào, điều thành vấn đề không phải là liệu bạn có thể gắn cái nhãn tâm trí cho nó hay không mà là liệu bạn có thể đem cảm giác về nó vào nhận biết nhiều nhất có thể hay không. Chú ý là chìa khoá cho biến đổi - chú ý đầy đủ cũng ngụ ý chấp nhận. Chú ý giống như tia sáng - quyền năng hội tụ của tâm thức bạn làm chuyển hoá mọi thứ trong bản thân nó.

Trong một cơ thể vận hành đầy đủ, xúc động có khoảng sống ngắn. Nó giống như gợn sóng, con sóng tạm thời trên bề mặt Hiện hữu của bạn. Tuy nhiên, khi bạn không trong thân thể, thì xúc động có thể tồn tại bên trong bạn nhiều ngày, nhiều tuần, nối với các xúc động khác với tần số tương tự và hội nhập vào và trở thành cái đau thân thể, kẻ ăn bám có thể sống bên trong bạn nhiều năm, nuôi dưỡng bằng năng lượng của bạn, dẫn tới bệnh tật vật lí, làm cho cuộc sống của bạn thành khốn khổ.

Cho nên hãy để chú ý của bạn vào cảm giác xúc động, kiểm tra xem liệu tâm trí bạn có đang ôm giữ hình mẫu than phiền nào không, kiểu như trách móc, thương thân, ăn năn, cái nuôi dưỡng cho xúc động. Nếu quả vậy, điều đó ngụ ý bạn không tha thứ. Không tha thứ thường hướng tới người khác, bản thân bạn, nhưng điều đó cũng có thể hướng tới bất kì tình huống, hoàn cảnh nào - quá khứ, hiện tại, tương lai - mà tâm trí bạn từ chối chấp nhận.

Có thể không có tha thứ ngay cả với tương lai. Đây là sự từ chối của tâm trí, không chấp nhận cái không chắc chắn, không chấp nhận rằng tương lai chung cuộc ở ngoài sự điều khiển của nó. Tha thứ là buông bỏ phàn nàn, buông bỏ tiếc nuối của bạn. Nó xảy ra một cách tự nhiên một khi bạn nhận ra rằng sự phàn nàn của mình chẳng phục vụ cho mục đích gì ngoại trừ việc làm mạnh thêm cảm giác giả tạo về cái ta. Tha thứ không đưa ra sự kháng cự lại với cuộc sống - cho phép cuộc sống sống qua bạn. Cái đối lại là đau đớn và khổ sở, hạn chế nhiều tới luồng sinh lực, trong nhiều trường hợp là bệnh tật vật lí.

Khoảnh khắc bạn thực sự tha thứ, bạn giành lại quyền năng của mình từ tâm trí. Không tha thứ là chính bản chất của tâm trí, giống như cái ta giả tạo do tâm trí tạo ra, cái bản ngã, không thể tồn tại nếu không có tranh chấp và xung đột. Tâm trí là không thể tha thứ.

Chỉ có bạn mới có thể tha thứ. Bạn trở nên hiện diện, bạn đi vào thân thể mình, bạn cảm thấy sự an bình và tĩnh lặng rung động phát ra từ Hiện hữu. Đó là lí do tại sao Jesus nói: “Trước khi đi vào đền, hãy tha thứ”

Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang