Thực hành để thành công


Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Tiểu sử các Vua Việt [ P4 Ðinh Tiên Hoàng ]

Đinh Tiên Hoàng (924-979)

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế





Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan.
Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chơi với kẻ chăn trâu, bắt chúng khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.
Lớn lên, nhờ thông minh, có khí phách nên khi Bộ Lĩnh dựng cờ dấy nghĩa mong lập nghiệp lớn.
Vào độ tuổi trưởng thành, Đinh Bộ Lĩnh là người có khí phách phi thường lại có tài thao lược và nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn, dân làng theo ông rất đông.. Khi ông vua cuối cùng của vương triều Ngô mất (Ngô Xương Văn) năm 966, thừa lúc đất nước không có chủ, hào trưởng khắp nơi nổi dậy chiếm giữ các quận ấp, lập ra 12 sứ quân. Sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân.

Đinh Bộ Lĩnh vốn là con quan đứng đầu một châu, có uy thế lại thu phục được nhân tâm bằng tài năng của mình và lại chiếm giữ được một vùng khe động hiểm trở nên đã đứng ra đảm trách gánh vác sơn hà.

Một trong số 12 sứ quân là Trần Lãm (xưng là Trần Minh Công) là một trong những sứ quân mạnh về kinh tế, lại chiếm giữ vùng đất quan trọng là Bố Hải khẩu (Kiến Xương, nay là vùng thị xã Thái Bình).
Là người có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mọi kế sách trong nhiều trường hợp, tùy thực trạng mỗi sứ quân mà tìm cách đánh thích hợp, hoặc bằng quân sự, hoặc bằng liên kết, hay dùng mưu dụ hàng. Nhưng vì bất hòa với chú, Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh Liễn sang ở với sứ quân Trần Minh Công ở Bồ Hải Khẩu. Thấy Bộ Lĩnh là người khôi ngô, có chí khí, Minh Công trao cho Bộ Lĩnh giữ binh quyền. Khi Trần Minh Công qua đời, Bộ Lĩnh đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương.
Địa bàn hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh được mở rộng, quân số, binh lương ngày càng lớn mạnh. Được sự ủng hộ của nhân dân, ông đánh đâu thắng đó, nên được gọi là vạn Thắng vương. Hai sứ quân Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) và Ngô Xương Xí chiếm Bình Kiều (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là con cháu Ngô Vương. Đinh Bộ Lĩnh đã dùng mưu hàng phục được Ngô Nhật Khánh, hàng phục được cả Ngô Xương Xí.

Đinh Bộ Lĩnh đi tới đâu, đều được nhân dân góp sức ủng hộ tới đó. Với những sứ quân mạnh như Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, ông đã dùng cung kiếm tiến quân kết hợp với mưu lược. Đỗ Cảnh Thạc chiếm vùng Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Tây) có cung thành chắc chắn và hào sâu bao quanh. Theo thần phả Độc nhĩ đại vương, Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, nên phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ. Đỗ Cảnh Thạc quân tướng không ứng cứu được nhau, bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đỗ Cảnh Thạc bị thua. Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu thua, phải ngầm qua sông xin cứu viện sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Các sứ quân Kiều Công Hãn, Kiều Thuận, Nguyễn Thủ Tiệp, Phạm Bạch Hổ... đã thất bại ngay từ trận đánh đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Đất nước thống nhất. Loạn 12 sứ quân đã dẹp xong.


Năm Mậu Thìn (968) Vạn Thắng vương lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ, phong cho Nguyễn Bặc là Đinh Quốc công, Lê Hoàn làm Thập Đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội) và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương.

Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ với nhà Tống năm Nhâm Thân (972), Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn mang đồ vật sang cống. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ.

Từ đó nước ta giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng đã dẹp xong loạn sứ quân. Nhưng nhìn chung nhiều nơi vẫn chưa tuân theo luật lệ của triều đình. Bởi vậy để răn đe kẻ phản loạn, Đinh Tiên Hoàng đặt vạc dầu ở trước điện, nuôi hổ báo ở trong vườn, tuyên cáo rằng ai phạm tội thì bỏ vạc dầu hoặc cho hổ báo ăn thịt. Dù chưa phải dùng hình phạt ấy nhưng mọi người sợ oai, phép nước được tuân thủ.

Việc binh-lính thì Tiên-hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân; 1 quân 10 lữ; 1 lữ 10 tốt; 1 tốt 10 ngũ; 1 ngũ 10 người.

Vậy một đạo là 100.000 người, và cứ số ấy mà tính thì nhà Đinh bấy giờ có 10 đạo, là 1.000.000 người.

Thiết tưởng nước ta bấy giờ đất thì nhỏ, người thì ít, lấy đâu làm một triệu quân được, và lấy cơm gạo đâu mà nuôi được bấy nhiêu người. Họa chăng Tiên-hoàng có được độ 10 vạn người đã là nhiều.

Nhưng rồi Đinh Tiên Hoàng phạm sai lầm bỏ trưởng lập ấu, cho con út là Hạng Lang làm Thái tử. Con trưởng là Nam Việt vương Đinh Liễn đã theo Tiên Hoàng đi trận mạc từ thuở hàn vi, không được kế vị, tức giận, sai người giết Hạng Lang đi. Hoạ loạn gây nên ngay trong hoàng tộc.

Năm Kỷ Mão (979) Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn bị tên Đỗ Thích giết chết. Đỗ Thích trước làm lại, đêm nằm mơ thấy sao rơi vào mồm, tưởng là điềm báo được làm Vua bèn định bụng sát hại minh chủ. Một hôm Đỗ Thích thấy vua Đinh say rượu nằm trong cung bè lẻn vào sát hại rồi tìm giết nốt con cả là Đinh Liễn. Triều thần tìm bắt được Đỗ Thích đem xử tội và tôn Vệ vương Đinh Toàn lên làm vua.


Vì công lao của Đinh Bộ Lĩnh, nhà sử học Lê Văn Hưu viết trong * Đại Việt sử ký toàn thư: "Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết...

Đinh Bộ Lĩnh, ông Vua xứ hoa lau, người lớn lên trong thời bình, lập nghiệp trong dẹp loạn, đã xứng đáng là người giữ vị trí trụ cột trong việc củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền trong thế kỷ thứ 10.

Đinh Bộ Lĩnh là người tạo tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn.

Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi



Sơ đồ chiếm đóng 12 sứ quân




Lăng mộ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư 




Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh ở thành phố Hồ Chí Minh 




Phong cảnh cố đô Hoa Lư 




Đồng tiền Thái Bình hưng bảo, tiền đầu tiên ở Việt Nam 
Nguồn: Vietsciences
Ảnh: 
wikipedia
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang