Bài 1. Đun hỗn hợp $X$ gồm $0,4$ mol ancol etylic;$0,3$ mol ancol propylic;$0,2$ mol ancol butylic với $H_2SO_4$ đặc nóng.Sau khi tất cả các ancol đều bị khử nước.Lượng olefin sinh ra làm mất màu vừa đúng $0,2$ mol dung dịch $KMnO_4$.Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.Khối lượng nước tạo thành trong sự khử nước trên là:$A.5,4(g)$
$B.9,9(g)$
$C.10,8(g)$
$D.8,1(g)$
$n_{anken}.2=3.n_{KMnO_4} \Rightarrow n_{anken}=0,3(mol)$ (Định luật bảo toàn e)
Suy ra $n_{ancol}$ tách nước tạo anken là $0,3(mol)$ còn lại là tạo ete là $0,6(mol)$ do đó $\sum n_{H_2O}=0,6(mol) \Rightarrow m=10,8g$
Bài 2. Đun $0,1$ mol hỗn hợp $X$ gồm hai ancol no,đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp $A$ và $B$ ($M_A < M_B$) với $H_2SO_4$ ở $140^oC$ thu được $1,43(g)$ hỗn hợp ba ete với hiệu suất $60\%$ tính trên $A$ và $40\%$ tính trên $B$.Thành phần phần trăm khối lượng của $A$ trong hỗn hợp $X$ là:$A.41,03\%$
$B.64,88\%$
$C.31,68\%$
$D.51,06\%$
Giả sử
+,TH1: Cả 2 ancol đều phản ứng tách nước với $H=40$ %,ta suy ra:
${M}_{hh}<\frac{1,43.2}{0,1.0,4}=71,5$ (1)
+,TH2: Cả 2 ancol đều phảm ứng tách nước với $H=60$ 5 , ta suy ra:
${M}_{hh}>\frac{1,43.2}{0,1.0,6}=47,66$ (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra 2 ancol là $A={CH}_{3}OH, B={C}_{2}{H}_{5}OH$
Tới đây ta gọi ${n}_{{CH}_{3}OH}= x (mol), {n}_{{C}_{2}{H}_{5}OH}= y (mol) $ ( số mol ban đầu)
Ta được HPT:
$\left\{\begin{matrix} \frac{40x}{100}=\frac{60y}{100} & & \\ x+y=0,1& & \end{matrix}\right.$ suy ra x=0,06; y=0,04 . %A=50,06
Bài 3. Cho 47 gam hỗn hợp 2 ancol đi qua ${Al}_{2}{O}_{3}$ đun nóng thu được hỗn hợp Y gồm 3 ete , 0,27 mol hai olefin , 0,33mol hai ancol dư và 0,42 mol nước .Biết rằng hiệu suất tách nước đối với mỗi ancol đều như nhau và số mol các ete đều bằng nhau .Ancol có khối lượng phân tử lớn hơn là:A.${C}_{3}{H}_{7}OH$
B.${C}_{4}{H}_{9}OH$
C.${C}_{5}{H}_{11}OH$
D.${C}_{3}{H}_{5}OH$
hai ancol no đơn không có $CH_3OH$
$n_{ete} = \frac{0,42 - 0,27}{3} = 0,05$
$n_X = 0,27 + 0,15.2 + 0,33 = 0,9$
$M_X = \frac{470}{9}$
=> có $C_2H_5OH$
gọi $n_{C_2H_5OH} = x$
$n_{ROH} = y$
$x + y = 0,9$
$46x + (R+17)y = 47$
$=> y = \frac{5,6}{R-29}$
ta có
hiệu suất tạo anken là $\frac{0,27}{0,9} = 30\%$
ta có
0,15 + 0,3y < y < 0,9 - (0,15 + 0,3x)
<=> 0,15 < 0,7y < 0,48
=> 37,17 < R<55,13
chọn R = 43 => $C_3H_7OH$
Bài 4. Đốt cháy $m_1$ gam hỗn hợp $X$ gồm một axit đơn chức và một ancol đơn chức mạch hở đều có một liên kết $C=C$ trong phân tử thu được `52,8` gam $CO_2$ và $18$ gam nước. Cho hỗn hợp $X$ vào bình rỗng để phản ứng este hóa xảy ra với hiệu suất $80$%. Cho từ từ bột Na vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì thu được $m_2$gam muối. Biết trong X số mol axit bằng số mol ancol, giá trị của $m_2$ là:A. 34,8 B. 3,76 C.6,96 D. 13,36
Lời giải:
Ở đây este được tạo ra sẽ không tác dụng với kiềm sinh ra từ phản ứng giữa $Na$ và $H_2O$ để tạo muối hữu cơ vì không có điều kiện đun nóng
Cách 1:
•$\begin{cases} n_{CO_2}=1,2 \\ n_{H_2O}=1 \end{cases} \Rightarrow n_{axit}=n_{ancol}=0,2$
•Bảo toàn Oxi $\Rightarrow n_{O_2}=1,4 \Rightarrow m_{O_2}=44,8$
•Bảo toàn khối lượng $\Rightarrow m_X=26(g) \Rightarrow M_{tb}=65=\frac{M_{axit}+M_{ancol}}{2}$
Từ đây dễ dàng suy ra $\begin{cases} M_{axit}=72(CH_2=CH-COOH) \\ M_{ancol}=58(CH_2=CH-CH_2-OH) \end{cases}$
•Đến đây có thể dễ dàng tìm được $m_2=6,96$
Bài 5. Oxi hóa hoàn toàn m gam hai ancol đơn chức, bậc một, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp nhau bằng CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với H<sub>2</sub> là 13,75. X làm mất màu vừa đủ 200ml dung dịch Br<sub>2</sub>1,5M. Giá trị của m làA. 7,8
B. 7,4
C. 8,6
D. 10,4
Đặt công thức chung của 2 ancol là: $C_nH_{2n+2}O$
$C_nH_{2n+2}O+CuO\rightarrow C_nH_{2n}O+Cu+H_2O$
$X$ gồm: $C_nH_{2n}O$ và $H_2O$ có số mol bằng nhau
Mà $M_X=27,5$
$\Rightarrow M_{C_nH_{2n}O}=37$ $\Rightarrow n=1,5$
$\Rightarrow $ 2 ancol là $CH_3OH$ và $C_2H_5OH$
$HCHO+2Br_2+H_2O\rightarrow CO_2+4HBr$
$CH_3CHO+Br_2+H_2O\rightarrow CH_3COOH+2HBr$
$\Rightarrow n_{CH_2OH}=n_{CH_2OH}=0,1$
$\Rightarrow m=0,1.32+0,1.46=7,8g$
$\Rightarrow \boxed{A}$
0 nhận xét