Bài 1. Một hỗn hợp X gồm ankan A và anken B được chia thành 2 phần: - Phần 1: có thể tích là 11,2 lít, đem trộn với 6,72 lít H_2, đun nóng (có xúc tác Ni) đến khi phản ứng hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu thì thấy hỗn hợp khí sau phản ứng có thể tích giảm 25% so với ban đầu. - Phần 2: nặng 80 gam, đem đốt cháy hoàn toàn thu được 242 gam CO_2. Công thức phân tử của A,B là:A. C_4H_10 và C_3H_6
B. C_3H_8 và C_2H_4
C. C_2H_6 và C_3H_6
D. CH_4 và C_4H_8
Giả sử anken: C_nH_{2n} ; ankan: C_{m}H_{2m+2}
Phần 1:
n_{H_2. pu}=n_{khi.giam}=(0,5+0,3).0,25=0,2 \textrm{ mol} < n_{H_2.ban.dau}
\Rightarrow H_2 dư tức là: n_{anken}=0,2 \textrm{ mol}; n_{ankan}=0,3 \textrm{ mol}
Phần 2:
Dễ dàng tính được n_C=5,5 \textrm{ mol}
n_{H_2O}=7 \textrm{ mol}
\Rightarrow n_{ankan}=7-5,5=1,5 \textrm{ mol}
n_{anken}=1 \textrm{ mol}
Bảo toàn C: 1,5.m+n=5,5 \Leftrightarrow 3m+2n=11 \Rightarrow \left\{\begin{matrix}m=1 \\n=4 \end{matrix}\right.
\Rightarrow \boxed{D}
Bài 2. Một hỗn hợp A gồm 3 hiđrocacbon X, Y , Z mạch hở ở thể khí (không có hiđrocacbon nào chứa 2 từ liên kết kép trở lên). Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lít hỗn hợp A(ở đktc) thu được số mol CO_2 bằng số mol H_2O- Nếu tách Z thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được số mol H_2O nhiều hơn số mol CO_2 là 0,25 mol- Nếu tách X thu được hỗn hợp C. Đốt cháy hỗn hợp C thu được số mol CO_2 nhiều hơn số mol H_2O là 0,25 molHãy cho biết:a) Trong hỗn hợp A gồm những hiđrocacbon loại nào b) Hiđrocacbon nào lần lượt tách ra. Tên gọi 3 hiđrocacbon. Biết phân tử khối trung bình của hỗn hợp A bằng 42, của hỗn hợp B là 47,33 và của hỗn hợp C là 36,66
Trước khi làm bài này các bạn chú ý rằng:
Khi đốt ankan thì số mol nước nhiều hơn số mol CO_2 và hiệu của chúng chính là số mol ankan ban đầu
Khi đốt anken thì số mol nước bằng số mol CO_2
Khi đốt ankin thì số mol CO_2 nhiều hơn số mol nước và hiệu của chúng chính là số mol ankin ban đầu
a)
- Nếu tách Z thu được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được số mol H_2O nhiều hơn số mol CO_2 là 0,25 mol\Rightarrow B Có ít nhất một ankan
- Nếu tách X thu được hỗn hợp C. Đốt cháy hỗn hợp C thu được số mol CO_2 nhiều hơn số mol H_2O là 0,25 mol\Rightarrow C có chứa ít nhất một ankin
-Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lít hỗn hợp A(ở đktc) thu được số mol CO_2 bằng số mol H_2O\Rightarrow \begin{cases}X : là ankan và n_X=0,25 mol \\ Y : là anken và n_Y=0,5 mol \\ Z : là ankin và n_Z=0,25 mol \end{cases}
b)Theo bài ra ta có:
\begin{cases}\frac{0,25.M_X+0,5M_Y+0,25.M_Z}{0,25+0,5+0,25}=42 \\ \frac{0,25.M_X+0,5.M_Y}{0,25+0,5}=47,33 \\\frac{0,5.M_Y+0,25.M_Z}{0,5+0,25}=36,66 \end{cases}\Rightarrow \begin{cases}M_X=58\Rightarrow X:C_4H_{10} butan \\ M_Y=42\Rightarrow Y:C_3H_{6} propen \\M_Z=26\Rightarrow Z:C_2H_{2} etin \end{cases}
Bài 3. Trong PTN người ta điều chế C_{2}H_{4} bằng cách nung hỗn hợp C_{2}H_{5}OH và H_{2}SO_{4} đặc. Nếu cho khí thoát ra đi vào dd KMnO_{4} không thấy xuất hiện kết tủa MnO_{2} nhu khi cho C_{2}H_{4} qua dd KMnO_{4} tạp chất gì đã gây ra hiện tượng đó? muốn loại bỏ tạp chất đẻ thu C_{2}H_{4} có thể dùng dd nào trong các dd dưới đây :KMnO_{4},KOH, Br_{2}, K_{2}CO_{3} ,BaCl_{2}? tại sao viết các PTPƯ xảy ra.
Bình thường khi cho:C_2H_{4 nguyên chất}+KMnO_4 thì
3CH_2=CH_2 + 2KMnO_4+4H_2O \rightarrow 3HOCH_2-CH_2OH + 2MnO_2\downarrow+2KOH
Nhưng thực tế trong bài này không thấy xuất hiện kết tủa vì :
6H_2SO_{4 đặc}+C_2H_5OH \overset{t^0}{\rightarrow}2CO_2\uparrow +6SO_2\uparrow +9H_2O
2KMnO_4+5SO_2+2H_2O\rightarrow K_2SO_4+2MnSO_4+2H_2SO_4
Khi đó C_2H_4 thực chất tác dụng với KMnO_4 trong môi trường axit nên:
5CH_2=CH_2 + 2KMnO_4+3H_2SO_4+2H_2O \rightarrow 5HOCH_2-CH_2OH + 2MnSO_4+K_2SO_4
Tóm lại sản phẩm thu được trong trường hợp này thường có lẫn tạp chất là : SO_2,CO_2,H_2O...
Và nguyên nhân gây ra hiện tượng không xảy ra kết tủa là SO_2
Vậy để loại bỏ tạp chất này ta có thể dùng dd giữ lại tạp chất mà không phản ứng với
C_2H_4\Rightarrow dd:KOH vì
SO_2+2KOH\rightarrow K_2SO_3+H_2O
CO_2+2KOH\rightarrow K_2CO_3+H_2O
3CH_2=CH_2 + 2KMnO_4+4H_2O \rightarrow 3HOCH_2-CH_2OH + 2MnO_2\downarrow+2KOH
Nhưng thực tế trong bài này không thấy xuất hiện kết tủa vì :
6H_2SO_{4 đặc}+C_2H_5OH \overset{t^0}{\rightarrow}2CO_2\uparrow +6SO_2\uparrow +9H_2O
2KMnO_4+5SO_2+2H_2O\rightarrow K_2SO_4+2MnSO_4+2H_2SO_4
Khi đó C_2H_4 thực chất tác dụng với KMnO_4 trong môi trường axit nên:
5CH_2=CH_2 + 2KMnO_4+3H_2SO_4+2H_2O \rightarrow 5HOCH_2-CH_2OH + 2MnSO_4+K_2SO_4
Tóm lại sản phẩm thu được trong trường hợp này thường có lẫn tạp chất là : SO_2,CO_2,H_2O...
Và nguyên nhân gây ra hiện tượng không xảy ra kết tủa là SO_2
Vậy để loại bỏ tạp chất này ta có thể dùng dd giữ lại tạp chất mà không phản ứng với
C_2H_4\Rightarrow dd:KOH vì
SO_2+2KOH\rightarrow K_2SO_3+H_2O
CO_2+2KOH\rightarrow K_2CO_3+H_2O
Bài 4. Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan, thu được hỗn hợp A gồm các hidrocacbon .Dẫn hỗn hợp A qua bình đựng nước brom có hòa tan 11,2 gam. Nước brom mất màu hết ,có 7,392 lit hỗm hợp khí B (đktc) gồm các hidrocacbon thoát ra.Tỉ khối hơi B so với hidro bằng \frac{117}{7}. Giá trị của m là:A. 13,97 gamB. 8,46 gamC. 25 gam D. 14,11 gam
m=\frac{11,2}{160}.42+\frac{7,392}{22,4}.\frac{117}{7}.2=13,97(g)
\Rightarrow \boxed{A}
Bài 5. Cho 24,64 lit hỗn hợp X (27.3{}^{0}C, 1atm) gồm 3 hidrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cho sản phẩm cháy cho hâpf thụ hoàn toàn vào dung dịch {Ca(OH)}_{2} dư thấy khối lượng bình tăng 98,6 gam .Các hidro các bon trong hỗn hợp X thuộc loại :
A. Parafin
B. Olefin
C. Điolefin
D. Ankin
n_X=1
Đặt x=n_{CO_2}; y=n_{H_2O}
nếu A thì ta có: 44x+18y=98,6; -x+y=1 Giải hệ thấy đúng chọn A.
Nếu là B: (44+18)x=98,6 tương đương x=1,59=n Suy ra loại vì anken không có chất nào có số C nhỏ hơn 2.
Nếu C hoặc D: 44x+18y=98,6; x-y=1 Tìm ra số nguyên tử C trung bình không hợp lí nên cũng loại.
0 nhận xét