Bài 1. Một bình kín chứa 0,08 (mol) axetilen;0,04 mol etilen;0,08 mol vinylaxetilen;0,23 mol H_2 và một ít bột Ni(thể tích không đáng kể). Nung bình ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi đối với H_2 là 19,55. Dẫn hỗn hợp Y đi qua bình đựng một lượng dư dung dịch AgNO_3/NH_3 thu được kết tủa và 3,584 lít hỗn hợp khí Z(đktc) thoát ra khỏi bình. Biết tỉ khối hơi của Z đối với H_2 là 19,5625.Thể tích dung dịch Br_2 0,5M nhỏ nhất cần dùng để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z là:A.220(ml)
B.180(ml)
C.240(ml)
D.160(ml)
Ta có:{m}_{hh}=7.82 gam
{n}_{s}=\frac{7,82}{39,1}=0.2 mol
{n}_{{H}_{2pu}}=0,23 mol
\Rightarrow {H}_{2} phản ứng hết.
{n}_{Z}=0,16 mol
\Rightarrow {m}_{Z}=6,26 gam
Đặt {n}_{{C}_{2}{H}_{2}}=x mol và{n}_{{C}_{4}{H}_{4}}=y mol
\Rightarrow 26x+52y=7,82-6,26=1,56 (1)
Ta có: x+y=0,2-0,16=0,04 (2)
Từ (1) và (2) ta có: x=y=0,02
{n}_{\prod dư}=0,44-0,23-0,1=0,11={n}_{{Br}_{2}}
\Rightarrow {V}_{B{r}_{2}}=0,22 lit =220 ml
Bài 2. X là hidrocacbon mạch hở chứa không quá 3 liên kết pi trong phân tử.Hỗn hợp Y gồm X và lượng H_2 gấp đôi lượng cần thiết để hidro hóa hoàn toàn X.Cho hỗn hợp Y qua Ni nung nóng sau phản ứng thu được Z có tỷ khối so với H_2 là \frac{31}{3}.Đốt m gam Z cần vừa đủ 13,44 lit CO_2,hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 400ml dung dịch Ba(OH)_2 0,5M và KOH 0,25M thu được khối lượng kết tủa là:A. 33,49 gam
B. 35,46 gam
C. 37,43 gam
D. 39,40 gam
Hỗn hợp X gồm C_nH_{2n+2-2k} 1 mol và H_2 2k mol ===> khối lượng X = khối lượng Y = M + 4k ( M là phân tử lượng X)
hh Y gồm C_nH_{2n+2} 1 mol và H_2 dư k mol ===> mol Y = 1 + k
Khối lượng Y = M + 4k = (1+k)* \dfrac{2*31}{3} ===> 3M = 62 + 50k
Với k = 2 ==> M = 54 ==> X là C_4H_6
==> Z gồm C_4H_{10} 1 mol và H_2 2 mol ==> tỉ lệ mol 1 : 2
C_4H_{10} + 6,5 O_2 ---> 4 CO_2 + 5 H_2O
a---------------6,5a--------4a
H_2 + 0,5 O_2 ---> 5 H_2O
2a---------a
Số mol O_2 = 7,6a = 0,6 ==> a = 0,08 ===> mol CO_2 = 0,32
trong 400ml dung dịch baz có Ba^{2+} = 0,2 , OH^- = 0,5 và K^+ 0,1
mol CO_3^{2-} = mol OH^- - mol CO_2 = 0,5 - 0,32 = 0,18 < mol Ba^{2+} = 0,2
===> khối lượng kết tủa BaCO_3 = 197*0,18 = 35,46
===> câu B
Bài 3. Hỗn hợp hơi gồm H_2 , 1 anken, 1 ankin có cùng số C trong phân tử, có tỉ khối so với H_2 = 7,8. Sau khi cho hh qua Ni đun nóng để phán ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hh mới có tỉ khối so với hh ban đầu là 20/9. Công thức phân tử anken và ankin là:A/ C_2H_4 và C_2H_2
B/ C_3H_6 và C_3H_4
C/ C_4H_8 và C_4H_6
D/ C_5H_{10} và C_5H_8
Giả sử số mol hh ban đầu là 1 mol
\Rightarrow n_{hhsau}=\dfrac{1}{\dfrac{20}{9}}=0,45 (mol)
\Rightarrow n_{H_2 pu}=1-0,45=0,55 mol
\Rightarrow n_{H_2 hh}\geq 0.55 mol
Sử dụng quy tắc đường chéo cho hh đầu ta được
\dfrac{n_{H_2}}{n_{H.C}}=\dfrac{13,6}{M_{H.C}-15,6}\geq \dfrac{0,55}{0,45}
\Rightarrow M_{H.C}\leq 26,72
\Rightarrow M_{ankin}<26,72<M_{ankin}+2
\Rightarrow Ankin C_2H_2; Anken: C_2H_4
\Rightarrow \boxed{A}
Bài 4. Khi hóa hơi 58,5 gam một hydrocacon X thì thể tích hơi bằng thể tích của 12,6 gam nitơ (đo cùng điều kiện). X phản ứng với nước brom trong CCl_4 theo tỉ lệ 1: 2 và cho phản ứng với AgNO_3/NH_3. Đun nóng X với dung dịch KMnO_4 tới khi hết màu tím, rồi thêm lượng dư dung dịch HCl đặc vào hỗn hợp sau phản ứng thu được axit [I]p[/I]-phtalic đồng thời giải phóng khí CO_2 và Cl_2. Xác định CTCT của X.
Dễ dàng tìm ra X là C_{10}H_{10} có M=130u.
X có một nhánh -C\equiv CH và nhánh còn lại là là etyl.
Ở vị trí para p-CH\equiv C-C_6H_4-C_2H_5
Bài 5. Chứng minh công thức chung của Ankan là C_nH_{2n+2}
Ta thấy 1 nguyên tử C có 4e hóa trị ( 4e lớp ngoài cùng 1s^{2}2s^{2}2p^{2} )
Nên n nguyên tử C có 4n e hóa trị, mặt khác n nguyên tử C thì sẽ có n-1 liên kết giữa 2 nguyên tử C (Do đây là ankan nên ko có liên kết đôi).
Liên kết trong hóa học hữu cơ là liên kết cộng hóa trị nên 1 liên kết cần 2e.
Suy ra số e còn laị để liên kết với H là 4n- 2(n-1)= 2n +2
Vì vậy công thức của ankan là: C_{n}H_{2n+2}
0 nhận xét