Bài 1. Hỗn hợp X gồm anđehit Y, axit cacboxilic Z, este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần 0,625 mol $O_2$, thu được 0,525 mol $CO_2$ và 0,525 mol $H_2O$. Cho Y trong 0,2 mol X tác dụng với dd $AgNO_3$ dư trong $NH_3$, đun nóng sau phản ứng thu đượcm gam Ag ($h = 100$%). Giá trị lớn nhất của m làA. 32,4g
B. 10,8g
C. 16,2g
D. 21,6g
X cháy cho mol mol $CO_2$ = mol $H_2O$ ==> X gồm các hợp chất đơn no : andehit Y $C_nH_{2n}O$ a mol, axit Z $C_mH_{2m}O_2$ b mol và este T $C_pH_{2p}O_2$
mol hh = a + b + c = 0,2 (1)
Bảo toàn số mol oxy cho phản ứng cháy : a + 2b + 2c + 2*0,625 = 2*0,525 + 1*0,525
==> a + 2b + 2c = 0,325 (2)
(1), (2) ===> a = 0,075 và b + c = 0,125
=> andehit Y $C_nH_{2n}O$ 0,075 mol
Nếu n = 1, Y là H_CHO tráng gương cho 4*0,075 mol Ag ==> $m_Ag$ = 108*0,3 = 32,4 gam
Nếu n > 1, Y tráng gương cho 2*0,075 = 0,15 mol Ag
=> khối lượng lớn nhất là 32,4 gam ==> câu A
Bài 2. X và Y là các hợp chất hữu cơ đồng chức (chứa C, H, O). Khi tác dụng với $AgNO_3/NH_3$ thì 1 mol X hoặc Y tạo ra 4 mol Ag. Còn khi đốt cháy X, Y thì ta có tỉ lệ như sau: + đối với X: $n_{O_2} : n_{CO_2} : n_{H_2O} = 1 : 1 : 1$+ đối với Y: $n_{O_2} : n_{CO_2} : n_{H_2O} = 1,5 : 2 : 1$Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là.A. $HCHO$ và $CH_3CHO$
B. $OHC-CHO$ và $OHC-CH_2-CHO$
C. $HCHO$ và $OHC-CHO$
D. $CH_2=CH-CHO$ và $OHC-CHO$
Ta có $1$ $mol$ $X$ hoặc $Y$ tác dụng với $AgNO_{3}/NH_{3}$ đều tạo ra $4$ $mol$ $Ag$ nên loại $A,D$ còn $B$ hoặc $C$
Mà đốt cháy $X$ có tỉ lệ $n_{O_{2}}:n_{CO_{2}}:n_{H_{2}}=1:1:1$ nên ta có $X$ là $HCHO$
Vậy chọn đấp án $C$
Bài 3. Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m
Lời giải
$n_O = 0,02 mol$
Sản phẩm oxi hóa ancol no, đơn chức gồm andehit và $H_2O$ (hơi) có số mol bằng nhau
$\Rightarrow A + 18 = 62 \Rightarrow A = 44 \Rightarrow A: CH_3CHO \Rightarrow X: C_2H_5OH$
$\Rightarrow m = 0,02*46 = 0,92 gam$
Bài 4. Hỗn hợp X gồm : $CH_3CHO$ , $C_2H_4$ và $CH_2=CHOCH_3$(đều có số mol bằng nhau). Cho m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch $KMnO_4$ loãng nguội, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,6 gam các chất hữu cơ. Thể tích khí $H_2$(đktc) tối thiểu cần dùng để hiđro hoá hoàn toàn m gam X trên làA. 3,36 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,72 lít.
Sau khí khử bởi $KMnO_4$ cho ra các chất hữa cơ
$CH_3COOK : amol$
$ C_2H_4(OH)_2 : amol$
$CH_3OCH(OH)CH_2OH : amol$
Theo đề
$98a +62a + 92a = 12,6\Rightarrow a=0,05$
$\Rightarrow n_{H_2} = 0,05,3 = 0,15 \Rightarrow V = 0,15.22,4 = 3,36$
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một thu được 3,96 gam $H_2O$. Nếu oxi hoá 0,1 mol hỗn hợp hai ancol trên bằng oxi, xúc tác $Cu$ với H = 100 % , thu được hỗn hợp anđehit. Cho hỗn hợp anđehit trên tác dụng với dung dịch $AgNO3$ dư trong $NH_3$, thu m gam $Ag$. Giá trị m làA. 21,6g < m < 43,2g
B. m = 43,2g
C. m =21,6g
D. 27g <= m< 43,2g
Đốt cháy 0,08 mol 2 ancol: $n_{H_2O}=0,22 \to n_{CO_2}=0,14$
Số C trung bình =1,75 nên phải có $CH_3OH$, ancol còn lại $C_nH_{2n+1}OH$
$n_{CH_3OH}=x$, $n_{C_nH_{2n+1}OH}=y$
$x+y=0,08$ và $x+ny=0,14 \to (n-1)y=0,06$
Vì $n\ge2$ nên $y\le 0,06 \to x\ge 0,02$
Với 0,1 mol ancol, $m_{Ag}=108.1,25.(4x+2y)=135.(2x+0,16)$ (thay $y=0,08-x$)
Vì $0,02\le x <0,08$ nên $27\le m< 43,2$
Đáp án D
0 nhận xét