Bài 1. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A, B đơn chức. Khi phân tích định lượng A cũng như B đều thu được 50% C; 5,56% H và 44,44% O. Lấy hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 12%, cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi trong đó hơi nước có khối lượng 88 gam, phần rắn khan đun với vôi tôi xút được hỗn hợp khí và hơi có tỷ khối so với oxi bằng 0,75. CTCT của A, B là.
Dễ dàng tìm được công thức đơn giản nhất của A, B là $(C_3H_4O_2)_n$.
Dung dịch $NaOH$ ban đầu có khối lượng nước là $m=100-\dfrac{100.12}{100}=88(g)=m_{nước\ sau}\Rightarrow $ X gồm các este đơn chức $\Rightarrow$ CTPT $C_3H_4O_2$. $M=24$ Như vậy trong khí và hơi phải có một chất có $M>24$ trong các CT chỉ có $HO-CH_2CH_2-COONa$ là thỏa.
Chất thứ hai có hai khả năng là $M=2$ tức là Natrifomat và $M=18$ tức là $HO-COONa$ ( loại vì chỉ tạo ra hỗn hợp hơi).$\Longrightarrow $đpcm.
Khuyến mãi :D
[SPOILER="Hiện"]Suy ra chất rắn gồm $\begin{cases}HO-CH_2CH_2-COONa:\ x(mol)\\HCOONa:\ y(mol)\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x+y=n_{Na}=0,3(mol) \\ 46x+2y=24(x+y)\end{cases}\Rightarrow \begin{cases}x=0,15(mol)\\y=0,15(mol)\end{cases}$
Bài 2. Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic(lấy dư) và hỗn hợp gồm 8,4 gam 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic. Sau phản ứng thu được 16,8 gam 3 este. Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dung dịch NaOH 4 M thì thu được m gam muối: (Giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%).A. 10 gam
B. 16,4 gam
C. 8,2 gam
D. 12,3 gam
•Gọi $x$ là số mol axit axetic phản ứng ,BTKL ta có:$60x+8,4=16,8+18x \Rightarrow x=0,2$
•$m_{CH_3COONa}=0,2.82=16,4 \Rightarrow \boxed{B}$
Bài 3. Hợp chất hữu cơ X đa chức có công thức phân tử $C_9H_{14}O_6$. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn X sản phẩm thu được là hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức (trong đó có 1 axit có mạch cacbon phân nhánh) và hợp chất hữu cơ đa chức Y. Đem 13,08 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng Ag lớn nhất thu được làA. 12,96 g
B. 25,92 g
C. 27 g
D. 6,48 g
Công thức phân tử $C_9H_{14}O_6$ là este 3 chức no, tác dụng với NaOH cho 2 muối của axit hữu cơ đơn chức $R_1-COOH - R_2-COOH$ trong đó 1 âxit có mạch carbon phân nhánh, ví dụ gốc $R_1$ phân nhánh ==> gốc $R_1-$ có ít nhất 3 carbon ==> công thức cấu tạo thu gọn của este là: $(R_1-COO)(R_2-COO)_2-C_3H_5$
Este X tráng gương ==> X có gốc $H-COO-$
==> X là $(CH_3)_2-CH-COO)(H-COO)_2-C_3H_5 + 3 NaOH$
--->$ (CH_3)_2-CH-COONa + 2 HCOONa + C_3H_5(OH)_3$
số mol este = $\dfrac{13,08}{218} = 0,06$ ==> số mol formiat $= 2.0,06 = 0,12$
==> số mol Ag = 2 mol formiat = 0,24 ==> khối lượng Ag = $108.0,24 = 25,92$ ===> câu B
Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một ancol đơn chức và este tạo bởi axit và ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 1,55 gam hỗn hợp X thu được 1,736 lít $CO_2$ (ở đktc) và 1,26 gam $H_2O$. Mặt khác khi cho 1,55 gam hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M tạo ra m gam muối. Sau phản ứng tổng số gam ancol thu được là 0,74 gam và ứng với 0,01 mol. Vậy giá trị của m là:A. 1,175 g
B. 1,225 g
C. 2,05 g
D. 1,075 g
Ta có: ${n}_{CO_2}=0,0775 mol$
${n}_{H_2O}=0,07 mol \Rightarrow {n}_{0}=0,03(mol)$.
Gọi số mol axit ,ancol, este lần lượt là $a,b,c(mol)$ ta có
$\begin{cases}b+c=0,01\\
a+c=0,0125\\
2a+b+2c=0,03\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}
a=0,0075\\ b=0,005 \\c=0,005\end{cases}$
$\Longrightarrow$ gốc axit là $-C_2H_3\Rightarrow m =1,175g$
Câu 5. Thủy phân este A bằng dung dịch NaOH, thu được muối B và chất hữu cơ D. Cho B phản ứng với dd $AgNO_3/ NH_3$ thu được Ag và dung dịchX. Dung dịch X vừa tác dụng với NaOH vừa tác dụng với $H_2SO_4$ đều sinh khí vô cơ. Biết D có công thức (CH_2O)n và thỏa mãn sơ đồ:$D\xrightarrow{H_2/t^0\ Ni} F\xrightarrow{HCl}(CH_2Cl)_n $Khi đốt 0,1 mol A thấy cần V lit $O_2$ (đkc). Giá trị V là:A. 5,6
B. 8,96
C. 5,6 hoặc 6,72
D. 6,72 hoặc 8,96
Từ $(CH_2Cl)_n$ tương đương $(CH_3)_n\Rightarrow$ biện luận $\Rightarrow n = 2 \Rightarrow $ D là $C_2H_4O_2$
$D \to F\to (CH_2Cl)_n\Rightarrow HOC-CH_2-OH \to HO-CH_2-CH_2-OH \to Cl-CH_2-CH_2-Cl$
B cho phản ứng tráng gương $\Rightarrow$ B là muối HCOONa
$\Rightarrow$ X có 2 trường hợp:
$HCOO-CH=CH-OOC-H + 2 NaOH \to 2 H-COONa + HOC-CH_2-OH $
$H-COO-CH(OH)-CH_2-OH + NaOH \to H-COONa + HOC -CH_2-OH + H_2O$
Nếu X là $H-COO-CH=CH-OOC-H \Rightarrow C_4H_4O_4 + 3 O_2 \to 4 CO_2 + 2 H_2O\Rightarrow n_{O_2 }= 0,3 \Rightarrow V = 6,72$
Nếu X là $H-COO-CH(OH)-CH_2-OH\Rightarrow C_3H_6O_4 + 2,5 O_2 \to 3 CO_2 + 3 H_2O\Rightarrow n_{O_2 }= 0,25 \Rightarrow V = 5,6$
Chọn C.
0 nhận xét