Bài 1. Cho axit salixylic (axit 0-hiđroxitbenzoic) phản ứng với metanol có axit sunfuric xúc tác người ta thu được metyl salixylat $(C_8H_8O_3)$ dùng làm thuốc xoa bóp giảm đau. Cho axit salixylic phản ứng với anhiđrit axetic $(CH_3CO)_2O$, thu được axit axetylsalixylic $(C_9H_8O_4)$ dùng làm thuốc cảm (aspirin). a) Hãy dùng công thức cấu tạo viết phương trình phản ứng đã nêub) Viết phương trình phản ứng của metyl salixylat và axit axetylsalixylic với dung dịch $NaOH$
a)$$HO-C_6H_4-COOH+CH_3OH\overset{H_2SO_4}{\rightarrow}HO-C_6H_4-COOCH_3+H_2O$$
$$HOOC-C_6H_4-OH+(CH_3CO)_2O\rightarrow HOOC-C_6H_4-OOCCH_3+CH_3COOH$$
$$HOOC-C_6H_4-OH+(CH_3CO)_2O\rightarrow HOOC-C_6H_4-OOCCH_3+CH_3COOH$$
b)$$HO-C_6H_4-COOCH_3+2NaOH\rightarrow NaO-C_6H_4-COONa+CH_3OH+H_2O$$
$$HOOC-C_6H_4-OOCCH_3+3NaOH\rightarrow NaO-C_6H_4-COONa+CH_3COONa+2H_2O$$
$$HOOC-C_6H_4-OOCCH_3+3NaOH\rightarrow NaO-C_6H_4-COONa+CH_3COONa+2H_2O$$
Bài 2. Cho 27,48 gam axit picric vào bình kín dung tích 20 lit rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí gồm $CO_2$, $CO$, $N_2$, $H_2$. Giữ bình ở $1223^oC$ thì áp suất của bình là:A.$7,724atm$
B.$6,624atm$
C.$8,32atm$
D.$5,21atm$
Số mol axit = 27,48/229 = 0,12
$HO-C_6H_2-(NO_2)3 \to 6 CO_x + 1,5 H_2O + 1,5 N_2$
0,12------------------------------0,72------0,18-----------0,18
số mol khí = 1,08 (mol)
Áp suất $P =\dfrac{1,08.0,082*1500}{20} = 6,642$ atm
==> Câu B
Bài 3. Chỉ số xà phòng hóa của chất béo là số $mg KOH$ cần để xà phòng hóa triglixerit và trung hòa axit béo tự do trong $1 gam$ chất béo (tức xà phòng hóa hoàn toàn $1 gam$ chất béo). Hãy tính chỉ số xà phòng hóa của một chất béo, biết rằng khi xà phòng hóa hoàn toàn $1,5 gam $ chất béo đó cần $50 ml$ dung dịch $KOH 0,1M$
$n_{KOH}=\frac{50.0,1}{1000}\Rightarrow m_{KOH}=\frac{56.50.0,1}{1000}.1000=280 mg\Rightarrow $
Chỉ số xà phòng hóa trong trường hợp này là : $\frac{280}{1,5}=186,6667$
Bài 4. Oxi hoá hoàn toàn m g p-xilen bằng dung dịch $KMnO_4$ đun nóng vừa đủ thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho chất rắn Y phản ứng hết với dung dịch $HCl$ đặc, dư thấy thoát ra x mol $Cl_2$.Số mol $HCl$ phản ứng vừa đủ với các chất có trong dung dịch X là:A. x mol
B. 0,5x
C. 0,25x
D. 2x
Ta có các phản ứng
$$H_3C-C_6H_4-CH_3+3KMnO_4\rightarrow KOOC-C_6H_4-COOK+3MnO_2+KOH+H_2O(1)\\
MnO_2+4HCl\rightarrow Cl_2+MnCl_2+2H_2O(2)\\
KOOC-C_6H_4-COOK +2HCl \rightarrow HOOC-C_6H_4-COOH+2KCl(3)\\
KOH+HCl \rightarrow KCl+H_2O(4)$$
Từ $(2)$ ta có $n_{MnO_2}=n_{Cl_2}=x mol$
Từ $(1)$ ta có $n_{KOOC-C_6H_4-COOK}=\dfrac{x}{3} mol\\n_{KOH}=\dfrac{x}{3}$
Từ $(3),(4)$ ta có
$$\sum n_{HCl}=2.\dfrac{x}{3}+\dfrac{x}{3}=xmol$$
Vậy đáp án: A
Bài 5. X mạch hở có CT $C_3H_y$.Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và $O_2$ dư ở $150^o$ C, p=2atm.Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về $150^o$ C, p=2atm. Người ta trộn 9,6g X với 0,6g $H_2$ rồi cho qua bình $Ni$ nung nóng (H=100%) thu đc hỗn hợp Y.Khối lượng mol trung bình của Y là:A. 52,5
B. 42,5
C. 46,5
D. 48.5
Xét 1 mol $C_3H_y \Rightarrow n_{CO_2} = 3$ ; $nH_2O = 0,5y (mol)$
$\Rightarrow 0,25y = 1 \Rightarrow y = 4 \Rightarrow X: C_3H_4$
$n_X = 0,24 mol$ ; $n_{H_2} = 0,3 mol \Rightarrow n_Y = 0,24mol \Rightarrow M_Y = 10,2/0,24 = 42,5$
0 nhận xét