Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm $C_xH_yCOOH;\ C_xH_yCOOCH_3;\ CH_3OH$ thu được 2,688 lít $CO_2$ và 1,8 gam $H_2O$. Mặt khác cho 2,76 gam hỗn hợp phản ứng với 30 ml dung dịch $NaOH$ 1 M, thu được 0,96 gam ancol. Công thức của $C_xH_yCOOH$ là:$A. C_2H_5COOH \\
B. CH_3COOH \\
C. C_2H_3COOH \\
D. C_3H_5COOH $
Gọi số mol lần lượt là a,b,c
Ta có
$a + b = 0,03$
$b + c = 0,03$
=> a = c
Quy đổi hỗn hợp thành $C_xH_yCOOCH_3 : 0,03 mol$ , $H_2O : a mol$
Ta có
$0,03(x+2) = 0,12 => x = 2$
$0,03(y+3) + 2a = 0,2$(1)
$0,03(12x + 59 + y) + 18a = 2,76$ (2)
từ (1) và (2) => y = 3
Vậy $C_2H_3COOH$
$\to C$
Bài 2. Hợp chất hữu cơ X đa chức có công thức phân tử $C_9H_{14}O_6$. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn X sản phẩm thu được là hỗn hợp 2 muối của 2 axit hữu cơ đơn chức (trong đó có 1 axit có mạch cacbon phân nhánh) và hợp chất hữu cơ đa chức Y. Đem 13,08 gam X tham gia phản ứng tráng bạc thì khối lượng Ag lớn nhất thu được là
Công thức phân tử $C_9H_{14}O_6$ là este 3 chức no, tác dụng với NaOH cho 2 muối của axit hữu cơ đơn chức $R_1-COOH - R_2-COOH$ trong đó 1 âxit có mạch carbon phân nhánh, ví dụ gốc $R_1$ phân nhánh ==> gốc $R_1-$ có ít nhất 3 carbon ==> công thức cấu tạo thu gọn của este là: $(R_1-COO)(R_2-COO)_2-C_3H_5$
Este X tráng gương ==> X có gốc $H-COO-$
==> X là $(CH_3)_2-CH-COO)(H-COO)_2-C_3H_5 + 3 NaOH$
---> $(CH_3)_2-CH-COONa + 2 HCOONa + C_3H_5(OH)_3$
số mol este = $\dfrac{13,08}{218} = 0,06$ ==> số mol formiat $= 2.0,06 = 0,12$
==> số mol Ag = 2 mol formiat = 0,24 ==> khối lượng Ag = $108.0,24 = 25,92$ ===> câu B
Bài 3. Cho hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức, một ancol đơn chức và este tạo bởi axit và ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 1,55 gam hỗn hợp X thu được 1,736 lít $CO_2$ (ở đktc) và 1,26 gam $H_2O$. Mặt khác khi cho 1,55 gam hỗn hợp X tác dụng vừa hết với 125 ml dung dịch NaOH 0,1 M tạo ra m gam muối. Sau phản ứng tổng số gam ancol thu được là 0,74 gam và ứng với 0,01 mol. Vậy giá trị của m là:A. 1,175 gam
B. 1,205 gam
C. 1,275 gam
D. 1,305 gam
Ta có: ${n}_{CO_2}=0,0775 mol$
${n}_{H_2O}=0,07 mol \Rightarrow {n}_{0}=0,03(mol)$.
Gọi số mol axit ,ancol, este lần lượt là $a,b,c(mol)$ ta có
$\begin{cases}b+c=0,01\\
a+c=0,0125\\
2a+b+2c=0,03\end{cases} \Rightarrow \begin{cases}
a=0,0075\\ b=0,005 \\c=0,005\end{cases}$
$\Longrightarrow$ gốc axit là $-C_2H_3\Rightarrow m =1,175g$
Bài 4. Hỗn hợp X gồm 2 este của 2 axit kế tiếp trong dãy đồng đẳng là $R_1COOR$ và $R_2COOR$. Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam X cần 146,16 lít không khí (đktc, chứa 20% $O_2$ và 80% $N_2$) thu được 46,2gam $CO_2$. Mặt khác, nếu cho 3,015 gam X tác dụng vừa đủ với NaOH được 2,529 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 este là.A. $HCOOH$ và $CH_3COOH$
B. $CH_3COOCH_2CH=CH_2$ và $C_2H_5COOCH_2CH=CH_2$
C. $CH_3COOCH_3$ và $C_2H_5COOCH_3$
D. $CH_3COOCH=CH_2$ và $C_2H_5COOCH=CH_2$
TN 1:
${n}_{{CO}_{2}}=1,05 ;{n}_{{O}_{2}}=1,305 \Rightarrow {n}_{{H}_{2}O}=0,87$
$\Rightarrow {n}_{este}= \dfrac{2.1,05+0,87-1,305.2}{2}=0,18 mol$
M(este)=111,67
TN2:
$\Rightarrow{n}_{este}=0,027 \Rightarrow {M}_{R1,R2}=\dfrac{2,529}{0,027}-67=26,67$
$\Rightarrow {CH}_{3};{C}_{2}{H}_{5};{C}_{3}{H}_{5}$
Bài 5. Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:A. 44,89
B. 48,19
C. 40,57
D. 36,28
Đặt công thức của 2 axit no đồng đẳng và axit không no có 1 liên kết đôi lần lượt là $C_nH_{2n}O_2$ và $C_mH_{2m-2}O_2$
Đặt số mol lần lượt là a,b
Tác dụng vừa đủ với $0,7-0,2 = 0,5$ mol NaOH
$a+b = 0,5$ (1)
$m_{axit} = 55,28 + 0,7.18 - 0,7.40- 0,2.36,5 = 29,88$
$\Rightarrow a(14n+32) + b(14m + 30) = 29,88 (2)$
Đốt cháy hỗn hợp cho sản phẩm khí và hơi vào NaOH thấy bình tăng 44,14 gam
$9(2an-a + 2bm-3b) + 44(an+bm-0,25) = 44,14$ (3)
Từ (1)(2) và (3)
$\begin{cases}
a = 0,3\\
b = 0,2 \\
an + bm = 1,02
\end{cases}$
$\Rightarrow 3n+2m = 10,2$
$\Rightarrow m = 3 , n = 1,4$
$m_{C_3H_4O_2} = 0,2.72 = 14,4$
$\% m_{C_3H_4O_2} =48,19\%$
0 nhận xét