Processing math: 1%

Thực hành để thành công


Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Giao thoa sóng nước [lần 6]

1/Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng dao động điều hòa theo phương trình u1=u2= acos(100\pit) mm. AB=13cm, một điểm C trên mặt chất lỏng cách điểm B một khoảng BC =13 cm và hợp với AB một góc 120^{o}, tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m\s. Trên cạnh AC có số điểm dao động với biên độ cực đại là: 
A:13
B:10
C:11
D:9


Hướng dẫn:
Áp dụng định lí hàm số cos, tính được AC=13\sqrt{3}
Hai nguồn cùng pha nên:
13-13\sqrt{3} \le k.\lambda \le 13-0
Với \lambda=2cm suy ra:
-4,7 \le k \le 6,5
Vậy có 6+4+1=11 cực đại trên AC
CHỌN C

2/Tại hai điểm \ A\ B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là \ u_A=a\cos 50 \pi t, u_B=a \cos (50 \pi t-\pi) . Biết tốc độ truyền sóng là 2 m/s. Một điểm \ M nằm trong miền giao thoa do hai nguồn trên gây ra, có khoảng cách đến hai nguồn lần lượt là \ MA = 32 cm, MB = 16 cm sẽ dao động với biên độ bằng:
A: \ \dfrac{a}{2}
B: \ 0
C: \ a
D: \ 2a

Hướng dẫn:
\lambda= 8cm 
MA-MB=16=2\lambda .
Do hai nguồn ngược pha, nên M dao động với Biên độ A=0
Chọn B

3/Hai nguồn sóng kết hợp S_1, S_2 dao động cùng pha trên mặt nước với tần số 50Hz , biết tốc độ truyền sóng là v=1m/s . Khoảng cách giữa hai nguồn là 15cm . Trên đường thẳng đi qua S_1 và vuông góc với S_1S_2 có bao nhiêu điểm dao động cực đại ?

A. 14
B. 28
C. 7
D. 16


Hướng dẫn:
  • Hai nguồn cùng pha nên d_2-d_1=k\lambda.
  • Nhận xét rằng mọi nhánh của Hypebol thuộc S_1O luôn cắt đường thẳng đó tại hai điểm, nên công việc của ta là tìm số điểm dao động với biên độ cực đại trên S_1O không tính tại O, rồi nhân 2 là xong.
  • 0<d_2-d_1=k\lambda=2k <15. Từ đó suy ra k=1;2;3;4;5;6;7 Vậy có 7.2=14 điểm.
  • Chọn A.
4/Tại một điểm trên mặt phẳng chất lỏng có một nguồn dao động tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Coi môi trường tuyệt đối đàn hồi. \ M\ N là 2 điểm trên mặt chất lỏng, cách nguồn lần lượt là \ R_1\ R_2. Biết biên độ dao động của phần tử tại \ M gấp \ 4 lần tại \ N. Tỉ số \ \dfrac{R_1}{R_2} 
bằng:
A. \ \dfrac{1}{4}
B. \ \dfrac{1}{16}
C. \ \dfrac{1}{2}
D. \ \dfrac{1}{8}

Hướng dẫn:
  • Sóng có năng lượng E lan truyền trên mặt phẳng, hay gọi là sóng phẳng.
  • Năng lượng sóng tại một điểm cách nguồn một khoảng R được xác định bởi E_R=\dfrac{E}{2\pi R}.
  • Ta có \frac{E_{R_1}}{E_{R_2}}=\frac{R_2}{R_1}=\frac{A_1^2}{A_2^2}.
  • Từ đó suy ra \frac{R_1}{R_2}=\frac{A_2^2}{A_1^2}=\dfrac{1}{16}.
  • Chọn B.
5/Trên bề mặt chất lỏng cho 2 nguồn dao động vuông góc với bề mặt chất  lỏng có phương trình dao động u_a=3\cos (10\pi)  cm   và u_b=5\cos (10\pi +  \pi/3). Tốc độ truyền sóng trên dây là V=50cm/s . ;AB=30cm. cho điểm C  trên đoạn AB, cách A18cm; cách B12cm.  Vẽ vòng tròng đường kính   10cm, tại tâm   C. Số điểm dao động cực đại trên đường tròn là?

Hướng dẫn:
  • Giả sử đường tròn tâm C cắt AC tại P và cắt CB tại Q.
  • Giả sử tại điểm M thuộc PQ và phần tử vật chất tại đó dao động với biên độ cực đại.
  • Khi đó, điểm M thỏa mãn d_2-d_1=\dfrac{\lambda}{6}+k\lambda.
  • Khi M trùng với P thì ta có d_2-d_1=BP-AP=17-13=4.
  • Khi M trùng với Q thì ta có d_2-d_1=BQ-AQ=7-23=-16.
  • Từ đó, suy ra -16 \le d_2-d_1 \le 4.
  • Mặt khác, dễ thấy \lambda=10 \ cm nên -16\le \dfrac{10}{6}+10k \le 4.
  • Suy ra -1,76 \le k \le 0,23 \to k=-1;0
  • Vậy trên đường tròn có 2.2=4 điểm dao động với biên độ cực đại.





Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang