
Viên bi sẽ không rời khỏi đường cong tại điểm cao nhất C khi vật được thả không vận tốc đầu tại điểm A có độ cao thấp nhất (h_{min}) là
A. R
B.2,7R
C.2R
D.1,5R
Lời giải:
Các lực tác dụng lên viên bi khi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng gồm: trọng lực P, phản lực N, lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực làm quay viên bi.
Tại 1 điểm trên cung BC, các lực tác dụng lên viên bi gồm trọng lực P và phản lực N.
Phản lực N và thành phần chiếu lên phương hướng tâm đóng vai trò là lực hướng tâm:
N+Pcos\beta =\frac{mv^2}{R}
với \beta là góc hợp bởi P và phương hướng tâm.
Tại C thì:
\cos\beta =1
N\geq 0
\Rightarrow \frac{mv^2}{R}-P\geq 0 \Leftrightarrow v^2 \geq gR
Vận tốc của viên bi tại chân dốc; áp dụng định luật bảo toàn năng lượng. Vì viên bi thả không vận tốc đầu nên thế năng ở đỉnh dốc đã chuyển thành động năng quay và động năng tịnh tiến của viên bi tại chân dốc (ta chọn mốc thế năng ở chân dốc)
Ta có: mgh=\frac{1}{2}I\omega' ^2+\frac{1}{2}mv'^2
Năng lượng này sẽ chuyển 1 phần thành thế năng ở đỉnh C do đó mgh=\frac{1}{2}I\omega' ^2+\frac{1}{2}mv'^2\geq mg2R \Leftrightarrow h\geq 2R (*)
Bảo toàn năng lượng đối với đỉnh dốc và điểm C:
mgh=\frac{1}{2}I\omega ^2+\frac{1}{2}mv^2+mg2R\rightarrow h=\frac{7v^2}{10g}+2R
\Rightarrow h\geq \frac{27}{10}R (**)
Từ (*) và (**) kết luận h_{min}=2,7R
0 nhận xét