Hỏi: Gia đình tôi gồm có 3 thế hệ, tất cả mọi thành viên trong gia đình từ người nhỏ nhất đến lớn nhất đều có sở thích uống trà.
Chúng tôi thường uống trà hàng ngày giống như một thói quen kể cả trà đá hay trà nóng.
Vậy xin hỏi trà có là thức uống thích hợp với tất cả mọi người được không? Và nên uống vào lúc nào là tốt nhất?
Linh Lâm (Nghệ An)
Trả lời:
Uống trà không hẳn tốt cho tất cả mọi người
Uống trà là thói quen ưa thích của nhiều người, nhưng cũng có những đối tượng không nên “kết thân” cùng trà vì lợi ích sức khỏe của mình. Những đối tượng không nên uống trà là:
Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên uống trà dù chỉ là lượng nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây nên phản ứng. Từ đó sẽ sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Nên tránh xa trà vì axit tannic trong trà có thể gây ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể khiến cơ thể không thể hấp thu sắt, khiến tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Người có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim: Cũng không nên uống trà vì chất caphein trong trà sẽ là “kẻ tiếp” tay cho những cơn tăng huyết áp, nhịp tim cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.
Người mắc sỏi thận: Không dùng trà vì lý do trà sẽ khiến cho những viên sỏi thận gia tăng về số lượng và kích cỡ.
Phụ nữ cho con bú: Không muốn mất đi nguồn sữa mẹ quý giá thì không nên dùng trà.
Phụ nữ mang thai: Cần kiêng trà để bảo đảm sự an toàn cho bào thai, loại trừ nguy cơ sinh non, sinh sớm hay sảy thai.
Người “yếu” bụng: Là những người đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến đường ruột, dạ dày. Trà sẽ khiến cho chức năng của những cơ quan bộ phận này càng tồi tệ hơn rất nhiều.
Người già sức khỏe kém: Nếu uống trà, nhất là vào buổi tối, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Thời điểm uống trà cũng khá quan trọng nếu bạn không muốn gánh chịu những tác dụng “phản chủ”. Những “khung giờ vàng” lý tưởng cho việc uống trà có thể kể đến là:
Sau khi ăn mặn: Uống trà sẽ giúp trung hòa độ mặn món thức ăn bạn vừa thu nạp vào cơ thể, kích thích quá trình bài tiết lượng muối mà cơ thể phải dung nạp ra bên ngoài.
Khi muốn tăng cường trí nhớ và minh mẫn hơn: Yun Bai - Giáo sư tại Trường đại học Y Third Military (Trung Quốc) sau một quá trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy uống trà xanh có những tác động tích cực lên tế bào não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng sáng tạo là nhờ vào những tác động sản sinh tế bào não.
Làm việc trong môi trường độc hại: Hóa chất, tia xạ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu nó bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Uống trà sau khi vừa trải qua những công việc kiểu này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.
Cũng xin nói thêm rằng, không nên lạm dụng việc uống trà đá, mặc dù trà đá giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng giải tỏa cơn khát, nóng. Thế nhưng minh chứng mới đây lại cho thấy uống nhiều loại thức uống này làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Nguyên nhân là bởi trong thành phần của nó có chứa hàm lượng lớn chất oxalate – đây là một dạng hóa chất “tiếp tay” cho quá trình hình thành những tinh thể muối và chất khoáng có trong nước tiểu. Lâu dần quá trình này có thể tích tụ thành những tinh thể lớn dạng hạt, gây nên chứng bệnh sỏi thận.
Trẻ dưới 3 tuổi: Không nên uống trà dù chỉ là lượng nhỏ vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây nên phản ứng. Từ đó sẽ sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Người mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Nên tránh xa trà vì axit tannic trong trà có thể gây ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể khiến cơ thể không thể hấp thu sắt, khiến tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Người có tiền sử cao huyết áp và bệnh tim: Cũng không nên uống trà vì chất caphein trong trà sẽ là “kẻ tiếp” tay cho những cơn tăng huyết áp, nhịp tim cũng sẽ tăng lên nhanh chóng.
Người mắc sỏi thận: Không dùng trà vì lý do trà sẽ khiến cho những viên sỏi thận gia tăng về số lượng và kích cỡ.
Phụ nữ cho con bú: Không muốn mất đi nguồn sữa mẹ quý giá thì không nên dùng trà.
Phụ nữ mang thai: Cần kiêng trà để bảo đảm sự an toàn cho bào thai, loại trừ nguy cơ sinh non, sinh sớm hay sảy thai.
Người “yếu” bụng: Là những người đang phải đối mặt với những rắc rối liên quan đến đường ruột, dạ dày. Trà sẽ khiến cho chức năng của những cơ quan bộ phận này càng tồi tệ hơn rất nhiều.
Người già sức khỏe kém: Nếu uống trà, nhất là vào buổi tối, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ.
Thời điểm uống trà cũng khá quan trọng nếu bạn không muốn gánh chịu những tác dụng “phản chủ”. Những “khung giờ vàng” lý tưởng cho việc uống trà có thể kể đến là:
Sau khi ăn mặn: Uống trà sẽ giúp trung hòa độ mặn món thức ăn bạn vừa thu nạp vào cơ thể, kích thích quá trình bài tiết lượng muối mà cơ thể phải dung nạp ra bên ngoài.
Khi muốn tăng cường trí nhớ và minh mẫn hơn: Yun Bai - Giáo sư tại Trường đại học Y Third Military (Trung Quốc) sau một quá trình nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy uống trà xanh có những tác động tích cực lên tế bào não, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng sáng tạo là nhờ vào những tác động sản sinh tế bào não.
Làm việc trong môi trường độc hại: Hóa chất, tia xạ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu nó bị tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Uống trà sau khi vừa trải qua những công việc kiểu này sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.
Cũng xin nói thêm rằng, không nên lạm dụng việc uống trà đá, mặc dù trà đá giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng giải tỏa cơn khát, nóng. Thế nhưng minh chứng mới đây lại cho thấy uống nhiều loại thức uống này làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Nguyên nhân là bởi trong thành phần của nó có chứa hàm lượng lớn chất oxalate – đây là một dạng hóa chất “tiếp tay” cho quá trình hình thành những tinh thể muối và chất khoáng có trong nước tiểu. Lâu dần quá trình này có thể tích tụ thành những tinh thể lớn dạng hạt, gây nên chứng bệnh sỏi thận.
Khổng Thu Hà
0 nhận xét