Thực hành để thành công


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Chuyện ba người bạn của Trang Tử và cái đám ma

. …Ba người bạn, họ là những người bạn thân thiết

Thế rồi một người chết

Khổng Tử cử một đệ tử tới để giúp hai người kia tụng niệm trong đám ma

Đệ tử này thấy rằng một người bạn đã soạn xong một bài thơ trong khi người kia chơi đàn

Họ hát: “Này, Sung Hu, anh đi đâu? Này, Sung Hu, anh đi đâu? Anh đã đi tới nơi anh thực sự hiện hữu, còn chúng tôi ở đây - chê trách nó, chúng tôi ở đây!”

Thế rồi đệ tử của Khổng Tử thình lình xuất hiện trong họ và than: “Xin hỏi các vị có thấy điều này trong mục đám ma không, những tiếng hát vô tích sự này trong sự hiện diện của người đã khuất?”

Hai người bạn nhìn nhau và cười to: “Anh bạn đáng thương ơi, anh ấy không biết nghi thức tế lễ!”.



Đây là chuyện ba người bạn của Trang Tử, ông ấy đem Khổng Tử vào trong các câu chuyện của mình chỉ để cười vào cái ngu xuẩn của ông ấy. Cái ngu xuẩn của ông ấy là gì vậy?

Khổng Tử là con người sở trường về phong tục tập quán. Không ai có thể vượt trội hơn ông ấy? Ông ấy đã sống theo hệ thống, ông ấy đã sống theo công thức, theo lí thuyết và niềm tin. Ông ấy là con người văn minh hoàn hảo, nhà quí tộc hoàn hảo nhất  thế giới đã từng biết tới. Ông ấy đi, và ông ấy đi theo qui tắc. Ông ấy nhìn, và ông ấy nhìn theo qui tắc. Ông ấy cười, và ông ấy cười theo qui tắc. Ông ấy chưa hề vượt ra ngoài giới hạn, ông ấy sống trong sự tù túng thường xuyên của cách thức riêng của mình.

Cả cuộc sống lẫn cái chết đều không là bí ẩn với ông ấy. Nó là cái gì đó ở một chỗ trong hệ thống, và một nghi lễ nào đó cần phải được tuân theo. Cho nên ông ấy cử các đệ tử của mình tới xem liệu người chết có được thu xếp theo đúng qui tắc hay không, với lời cầu nguyện đúng, việc tụng niệm đúng - như đã được viết trong sách. Người chết cần phải được kính trọng.

Chuyện động trời gì xảy ra ở cái đám ma thế? Đệ tử này thấy rằng một người bạn đã soạn xong một bài thơ trong khi người kia chơi đàn và họ hát! Điều này không thể nào tin nổi!

Thực sự họ yêu người kia, và khi bạn yêu một người, bạn muốn trao cho người đó lời vĩnh biệt cuối cùng qua tình yêu của bạn, không phải qua sách vở, không phải qua bài thơ đã soạn sẵn mà biết bao nhiêu người đã đọc, biết bao nhiêu người đã dùng, cái gì đó cũ rích và rác rưởi. Họ làm ra bài thơ của riêng mình, tươi tắn, trẻ trung.

Một người thì chơi đàn - và bạn cũng có thể hình dung rằng anh ta không phải là nghệ sĩ đàn. Nhưng làm sao bạn nói lời tạm biệt với người bạn được? Nó phải tới từ trái tim bạn, nó phải tự phát, nó không thể làm sẵn được. Đó mới là vấn đề.

Đệ tử của Khổng Tử không thể nào hiểu được họ. Với anh ta họ có vẻ phù phiếm, bất kính. Kiểu bài thơ gì thế này? Các anh lấy nó từ đâu ra vậy? Điều đó là không được phép, nó không phải là từ Kinh Phật hay Veda. “Xin hỏi các vị có thấy điều này trong mục đám ma…?

Các vị tìm thấy điều này ở đâu, cái bài hát mừng phù phiếm này, trong sự hiện diện của người đã khuất? Các vị đáng phải kính trọng chứ. Ai đó đã ra đi, ai đó đã chết  các vị làm cái gì thế này? Điều này là phỉ báng!

Nhưng . … nhưng anh ấy không biết kinh sách mới, anh ấy không biết tôn giáo mới. Và đó là điều đang xảy ra ở đây hàng ngày - nghi lễ mới.

Quan sát trong một đám ma mà xem: đốt nhang theo qui tắc; vái, lạy cung kính theo qui tắc và thậm chí buồn cũng nghệch mặt buồn theo quy tắc! Và cứ dường như họ là đệ tử của Khổng Tử vậy - theo những nguyên tắc chết, và đờ đẫn chết như người chết!

Đây là khác biệt. Một người sống theo phong tục tập quán bao giờ cũng nghĩ tới kính trọng, chẳng bao giờ nghĩ tới tình yêu. Và kính trọng là gì nếu so sánh với tình yêu? Tình yêu là cái gì đó sống động; kính trọng là cái hoàn toàn chết.
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang