Thực hành để thành công


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Ngoan đạo, cảm giác về việc là 'thiện'

Một người không có ham muốn về tiền, về danh vọng, nhưng người đó lại ước ao được là thiện nhân – là thánh nhân. Điều này cũng là một ham muốn. Mặc dù chẳng cái gì được nó thêm vào cho bạn từ bên ngoài, vậy mà điều này nữa cũng là một thèm khát - không phải vì tiền bạc mà vì tôn giáo. Ham muốn là bệnh tật. Ham muốn này, “Mình muốn được thánh thiện,” cũng được bao hàm; cho dù là nó chỉ liên quan tới bên trong.

Nếu bạn bị gắn cho dù với ham muốn về ngoan đạo, cảm giác về việc là 'thiện', nó cũng là bệnh tật; ngay cả ham muốn là người thiện, ham muốn về việc làm thuần khiết bên trong, về hoàn hảo, cũng là bệnh tật. Những bệnh tật này cần được hiểu để cho hoàn thiện bên trong có thể biểu lộ ra.

Một kẻ ăn xin có chìa khoá kho báu trong túi áo mình. Kho báu đó có sẵn ngay bây giờ, chìa khoá cũng sẵn có ngay bây giờ, nhưng kẻ ăn xin quên mất chìa khoá, không nhớ tới nó và cứ tiếp tục đi ăn xin từ sáng tới tối. Người đó bận rộn ăn xin đến mức người đó không có thời gian cho tay vào túi mình bởi vì tay còn đang chìa ra về phía người khác. Và tay đang chìa ra xin người khác không thể nào đưa vào trong túi của mình được, họ bao giờ cũng bận rộn trong việc xin ăn. Tâm trí người đó bao giờ cũng tập trung vào người khác, cho nên người đó không tìm ra được thời gian để tìm kiếm bên trong. Bất kì thời gian nào có được trong đêm người đó đều dùng vào việc đếm đi đếm lại số tiền nhận được từ người khác. Đến sáng lại cùng điều như vậy diễn ra. Đến tối lại cùng việc đếm đi và đếm lại đó.

Không chỉ các triệu phú mới giữ số tiền gửi, ngay cả kẻ ăn xin cũng làm điều đó. Và đó là lí do tại sao khác biệt giữa triệu phú và kẻ ăn xin chỉ là ở lượng chứ không ở chất; một người có số tiền nhỏ còn số tiền của người kia lớn hơn một chút, nhưng ăn xin vẫn là như nhau.

Cuộc sống đi tới chỗ chấm dứt và kẻ ăn xin vẫn chỉ giữ số tiền; người đó không có thời gian để nhìn vào bên trong. Và một điều là chắc chắn: kẻ ăn xin tin rằng điều mình thiếu, người khác có, và người đó phải lấy nó từ họ. Liên tục ăn xin, người đó trở nên đóng chốt lại trong ý tưởng rằng bất kì cái gì đáng xin đều ở người khác: “Tôi không có nó.”

Điều này là đúng cho tất cả chúng ta. Bất kì khi nào chúng ta thấy cái gì đó chúng ta thích, nó thuộc về người khác. Phương tiện đáp ứng cho các ham muốn của chúng ta bao giờ cũng qua người khác, bao giờ cũng bằng người khác. Cho nên chúng ta cứ ăn xin, ăn xin và việc ăn xin liên tục này tạo thành một thói quen mạnh mẽ và không để cho chúng ta có cách nào nhìn vào bên trong mình.

Cho nên có thể nói rằng ngay cả những người cố gắng trở thành tốt hơn không qua tiền bạc hay qua danh vọng mà qua tất cả những ý định 'thiện' - qua việc theo đuổi tôn giáo, qua hành vi từ thiện, qua việc tìm kiếm chân lí, qua thanh thản - những thứ không ai coi là xấu cả... Một người tích luỹ tiền của; bất kì ai cũng có thể nhìn xuống việc tích luỹ của người đó. Thế rồi một người tích luỹ tri thức tôn giáo, nhưng không ai sẽ nhìn xuống tích luỹ này, mặc dù cả hai trong họ đều làm cùng một điều - đáp ứng cho ham muốn tích luỹ. Mọi người sẽ nói rằng người tích luỹ của cải là đang chồng chất rác rưởi; và vậy mà người đang chồng chất tri thức tâm linh lại được ca ngợi vì người đó đang trên hành trình đức độ, hành trình tôn giáo. Nhưng đồng tiền vô giá trị của tri thức tâm linh chỉ có sẵn ở bên ngoài như tiền bạc mà thôi.

Có những đồng tiền của tri thức nữa. Một người ghi nhớ các kinh sách và trở thành khôn ngoan. Nhưng kinh sách cũng chỉ là một phần của cái bên ngoài như tiền bạc. Người đó không đặt của cải này vào chỗ an toàn mà vào trí nhớ của mình. Trí nhớ cũng là chỗ an toàn. Và theo một cách nào đó người này còn láu lỉnh hơn, tính toán hơn, bởi vì két sắt nhà băng có thể bị phá vỡ, có thể bị đánh cắp, nhưng khó mà đánh cắp được từ cái tủ khoá có tên trí nhớ. Nhưng bây giờ các nỗ lực đã được thực hiện để can thiệp vào trí nhớ của bạn, để cho bản thân bạn không còn là người chủ của nó nữa. Những thiết bị tẩy não đã được làm ra - não bạn có thể bị tẩy đi, xoá sạch hoàn toàn.

Đó là lí do tại sao biết bao nhiêu giá trị được đặt vào vô sở hữu, vào không tích lũy. Vô sở hữu không có nghĩa là từ bỏ vật sở hữu bên ngoài, nó có nghĩa là việc từ bỏ thái độ và ham muốn tích luỹ. Chỉ thế thì cuộc hành trình bên trong mới là có thể.

Ai đó tự hào nói, “Tôi đã nhịn ăn ba tháng.” Người đó không tích luỹ gì cả, thậm chí không thức ăn tích luỹ vào bên trong thân thể. Người đó thậm chí không tích luỹ thức ăn vào trong thân thể - trong ba tháng đó thân thể người đó mất trọng lượng; người đó mất đi cái gì đó và chẳng tích luỹ gì. Nhưng người đó đã tích luỹ giá trị công đức tôn giáo ba tháng nhịn ăn! Người đó đã tích luỹ điều này. Bây giờ người đó muốn khoe rằng mình đã nhịn ba tháng. Đây là cùng một thái độ tích luỹ.

Người khác nói, “Tôi đã làm từ thiện nhiều lắm.” Trong việc làm từ thiện người ta không tích luỹ; ngược lại, trong việc làm từ thiện người ta mất. Người ta mất tiền nhưng lại tích luỹ tự hào về từ thiện: “Tôi đã làm từ thiện nhiều lắm.”

Chúng ta thậm chí còn tích luỹ cả ngoan đạo - chúng ta nhớ bất kì cái gì thiện chúng ta đã làm. Nhưng kì lạ là chúng ta chọn không nhớ khi chúng ta làm cái gì đó xấu. Cho nên tội nhân không có nhiều tuyển tập về những việc làm ác của mình. Người khác có thể nghĩ anh ta là xấu, nhưng anh ta nói, “Cái gì, tôi sao?” Nhưng cái gọi là người thiện cũng tích luỹ những hành động thiện của mình. Cũng khá ngạc nhiên điều thường xảy ra là tội nhân lấy bước nhảy để đi vào bên trong mình còn sớm hơn cái gọi là người thiện. Đó là vì, theo một cách nào đó tội nhân trống rỗng bên trong; người đó không giữ bản kê gì về điều mình đã làm bởi vì bản kê đó là không dễ chịu. Bất kì điều gì người đó đã làm, bản thân người đó không thích là mình đã làm nó, do đó người đó không giữ lại bản kê nào về nó cả.

Nhưng người 'thiện'... người đó giữ bản kê về mọi thứ người đó đã làm. Có lẽ người đó đếm ngay cả cái người đó không làm; người đó thổi phồng bản kê lên. Có thể nhiều thứ có trong tâm trí người đó, nhưng không cần, mà người đó vẫn cứ tính tới nó. Việc tích luỹ này là chướng ngại.

Từ thiện cũng là bệnh tật - bệnh 'thiện'. Điều đó xảy ra cho người thiện; dẫu sao đi chăng nữa nó cũng xảy ra. Bởi vì bệnh tật này mà hoá ra người thiện thường tỏ ra còn tồi hơn cả người xấu, bởi vì họ có tự cao về việc là thiện và điều này tạo ra địa vị thống trị; tự cao tạo ra một loại cảnh nô lệ nguy hiểm được áp đặt lên người khác.

Không dễ gì là con của cái gọi là người bố 'thiện'. Người bố ngoan đạo tỏ ra hà khắc với đứa con đến mức hà khắc này có thể trở thành nguyên nhân cho đứa con biến thành kẻ ác. Quá mạnh mẽ hướng tới trở thành thiện cũng trở thành hấp dẫn biến thành ác. Và nếu người bố thiện tới mức con ông ấy không thể siêu việt lên trên điều thiện của ông ấy thì chỉ còn mỗi một phương án, đó là vượt lên trên ông ấy qua làm điều ác.

Đó là lí do tại sao cái gọi là bố ‘thiện’ nói chung có con không thiện - lí do là rất hiển nhiên: cái thiện thường lệ, lặp lại trở thành chán. Cái thiện có lỗi trong nó - rằng người khác thậm chí không thể nói với bạn rằng bạn sai. Cho nên kiêu ngạo của bạn không thể bị thách thức.

Cho nên người tốt trở thành rất nặng nề, nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu từ thiện, lòng tốt, của họ, là bệnh tật của họ, không phải là chính bản tính của họ. Việc tích luỹ điều thiện, hành vi thiện và việc gắn nó với bản ngã là bệnh tật. Cái cảm giác rằng ‘Mình là người thiện’ là bệnh tật; làm việc thiện không phải là bệnh tật. Người thiện thực sự thì thiện đến mức người đó bao giờ cũng tha thứ ngay cả cho điều ác.
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang