Thực hành để thành công


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Sự khác biệt giữa kẻ keo kiệt và nhà thơ

Khi một người yêu tiền có tiền trong tay mình, người đó thấy nhiều thứ trong nó hơn bạn thấy. Đừng nghĩ rằng điều bạn thấy là mọi thứ: ai đó khác, người không yêu tiền, không thể thấy được điều người yêu tiền thấy trong nó.

Bạn đã thấy một người cầm tờ giấy bạc như thế này chưa? Ông ấy cầm nó theo cách mà không người yêu nào ôm lấy người tình của mình được như thế. Không nhà thơ nào nhìn đoá hoa lại đáng yêu như ông ấy nhìn vào tờ bạc. Tham lam ướt đẫm khuôn mặt ông ấy, ông ấy nhìn vào nó với sự quyến rũ thế; ông ấy tạo ra mối nối không thể hình dung nổi với tờ giấy bạc này. Bây giờ mọi người gọi ông ấy là kẻ keo kiệt bởi vì ông ấy sẽ không tiêu tiền của mình; việc tiêu tiền của ông ấy là không thể được. Nhưng chúng ta không hiểu sự quyến rũ của ông ấy, thế giới thơ ca mà ông ấy đang sống trong. Hoàn cảnh của ông ấy cũng giống như hoàn cảnh của nhà thơ vậy.

Chúng ta được chuẩn bị để kính trọng nhà thơ nhưng không kính trọng người này, và lí do cho điều đó là ở chỗ nhà thơ không lấy cái gì từ chúng ta cả, trong khi người này dường như lấy tiền khỏi chúng ta; bằng không thì chẳng có khác biệt gì giữa hai người. Chúng ta cho phép nhà thơ có những mơ với cái tẩu của mình, chúng ta coi những mơ đó là vô hại vì nhà thơ không chà nát mơ của người khác. Kẻ keo kiệt này cũng có các giấc mơ nhưng chúng là về tiền, cho nên mọi người đều bị bực dọc bởi người đó. Do đó xã hội lên án người đó, giận người đó, và gọi người đó là người độc ác - trong thực tế coi người đó là kẻ có tội. Nhưng chẳng có khác biệt gì giữa người đó và nhà thơ cả. Chỉ bởi vì kẻ keo kiệt làm tiền thành đối tượng cho thơ ca của mình; lãng mạn của người đó là với tiền.

Đó là lí do tại sao người yêu tiền không thể yêu được ai khác. Người đó không cần tình yêu khác. Tình yêu của người đó với tiền lớn đến mức vợ, con, văn học, tôn giáo - tất cả những điều này đều trở thành phụ. Tâm trí trở thành bệnh tật, bệnh hoạn, bởi vì người quan sát đã bị quên lãng trong phóng chiếu tâm trí này. Khi người này nhìn vào đồng ru pi, không thể nào tin được rằng người đó vẫn là một con người; người đó trở thành đồng ru pi. Người đó không phải là nhân chứng, người đó không còn là người quan sát, quan sát đồng ru pi như tách biệt với mình. Bản thân con người này trở thành đồng ru pi.
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang