Thực hành để thành công


Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Tiểu sử các Vua Việt [ P19- Lê Chiêu Tông ]


Lê Chiêu Tông (1516-1522)

 Trị vì: 5/1516 - 7/1522
Tiền nhiệm: Lê Tương Dực
Kế nhiệm: Lê Cung Hoàng
Hậu duệ: Lê Trang Tông?
Tên húy: Lê Y
Niên hiệu: Quang Thiệu: 5/1516 - 7/1522
Thụy hiệu: Thần Hoàng Đế
Miếu hiệu: Chiêu Tông
Triều đại: Nhà Hậu Lê
Thân phụ: Lê Sùng
Thân mẫu: Trịnh Thị Loan
Sinh: 1506 - Mất 1526 -Việt Nam
An táng: Lăng Vĩnh Hưng

Vua húy là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, cháu đích tôn của Kiến vương Tân, con trưởng của Cẩm giang vương Sùng. Mẹ là Hoàng hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm Bính Dần (1506). Khi Tương Dực đế bị giết năm Bính Tý (1516) không có con nối, quan đại thần là Lê Nghĩa Chiêu, Trịnh Duy Sản đón lập lên làm vua, khi đó ông mới 11 tuổi Nhưng khi đó kinh thành bị tàn phá, Trịnh Duy Sản phải rước vua vào Tây Kinh. Trần Cảo thấy kinh thành bỏ không đã chiếm lấy và tự xưng làm vua. Thấy vậy triều đình sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy... Vậy đánh Trần Cảo. Trần Cảo phải chạy lên đất Lạng Nguyên (Lạng Sơn).

Triều Lê sau khi dẹp tan được loạn Trần Cảo thì nội bộ lại càng lục đục, đánh giết lẫn nhau. An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Dụ và Vĩnh Hưng Bá Trịnh Tuy đem quân đánh nhau liên miên. Dân chúng khổ sở cảnh loạn lạc, đầu rơi máu chảy: "Giặc bên ngoài chưa yên, các quyền thần đánh lẫn nhau, giết nhau dưới cửa khuyết, máu giây đầy chốn kinh sư, mặt trời vàng tối, vận nước ngày một suy".

Trước tình hình đó, Nho giáo ngày một suy vi, nhường chỗ cho Phật giáo và Đạo giáo cùng các thú ma thuật ngày càng phát triển.

Trong số các thế lực phò lập vua, mỗi người đều có những mưu đồ riêng. Càng về sau bằng tài năng quân sự nổi bật và sự khôn khéo thâu tóm quyền hành, Mạc Đăng Dung đã ngày càng trở thành một n hân vật cột trụ trong triều. Vua Lê Chiêu Tông phải tự thân hành đến phủ đệ của Mạc Đăng Dung gia phong cho ông làm Thái phó... Quyền uy của Mạc Đăng Dung ngày một lớn, người người đều hướng về họ Mạc. Đăng Dung cho con gái nuôi vào hầu vua thực ra để dò xét coi giữ. Con trưởng của Đăng Dung là Đăng Doanh làm chức Dục Mỹ hầu trông coi điện Kim Quang. Từ đó Đăng Dung đi bộ thì che lọng phượng dát vàng, đi thủy thì dùng thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm như đi vào chỗ không người, không kiêng sợ gì...

Trước tình cảnh ấy, vua Chiêu Tông mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc. Kế hoạch bại lộ, vua bỏ chạy khỏi kinh thành. Mạc Đăng Dung bèn cùng với các quần thần khác lập em của Chiêu Tông tên là Xuân lên ngôi vào ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1522). Chiêu Tông thì bị giáng xuống làm Đà Dương vương rồi bị giết. Như vậy Chiêu Tông ở ngôi được 7 năm, thọ 26 tuổi.

vietsciences & wikipedia
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang