Thực hành để thành công


Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Tự do và tù túng

Ai đó trong tù, bị xiềng xích lại, bị làm nô lệ, và đang hỏi, “Tự do là gì?” Người đó chưa bao giờ nếm trải sự tự do; người đó đã trong xiềng xích từ khi sinh ra, bao giờ cũng trong xiềng xích. Người đó thấy mình trong xiềng xích lâu như nhận biết về chính mình. Nhận biết của người đó và tù túng của người đó cả hai được gắn với nhau, và người đó đang hỏi, “Tự do là gì?” Có lẽ người đó sẽ không có khả năng để hiểu; người đó đã không hỏi câu hỏi đúng. Người đó chỉ nên hỏi điều người đó có thể hiểu được.

Người tìm kiếm thông minh là người chỉ hỏi những câu hỏi mà câu trả lời cho nó sẽ có khả năng hiểu được. Và nếu người đó hiểu một câu trả lời, người đó cũng sẽ có khả năng hiểu những câu trả lời khác.

Tù túng là gì?- “Làm sao mình bị trói buộc?” - bởi vì người bao giờ cũng trong tù túng thì không biết tù túng là gì. Thậm chí để nhận ra nó là tù túng thì bạn cũng phải có kinh nghiệm nào đó về tự do. Nếu bạn bị cùm tay, bạn sẽ nhận ra rằng mình bị cùm tay. Nhưng nếu đứa trẻ được sinh ra trong xiềng xích, liệu có bao giờ nó có khả năng nhận ra xiềng xích là xiềng xích không? Chúng sẽ dường như là một phần thân thể nó. Và nếu bạn cố gắng bẻ gẫy xiềng xích này, nó sẽ kêu khóc rên la, “Ông định giết tôi sao?” Những xiềng xích này là cuộc sống của nó. Chúng không tách rời khỏi nó, chúng là con người của nó.

Và đó là cách chúng ta đang hiện hữu. Như chúng ta đã tồn tại, như chúng đã biết rằng chúng ta hiện hữu, nhận biết của chúng ta về sự tồn tại của mình và về nhà tù của mình đã được gắn lại. Chúng ta chưa bao giờ kinh nghiệm tự do. Chúng ta chưa bao giờ bay trên bầu trời, đôi cánh của chúng ta chưa bao giờ giang ra trên bầu trời rộng mở, chúng ta chỉ biết chúng khép lại vĩnh viễn và không được dùng. Chúng ta chưa bao giờ biết rằng đôi cánh của mình được ngụ ý cho việc bay. Chúng ta được sinh ra và được nuôi dưỡng lớn lên trong nhà tù; nhà tù này đã là chính cuộc sống của chúng ta.

Cho nên truy tìm đúng sẽ bắt đầu với Tù túng là gì? Nhưng thậm chí chúng ta cũng chẳng biết gì về cảnh nô lệ cả! Chúng ta ở sâu trong cảnh nô lệ, chúng ta là nô lệ. Vậy làm sao người ta có thể nhận ra được cảnh nô lệ là gì? Nếu một người được sinh ra và người đó chịu đựng chứng đau đầu trong cả đời mình, thì người đó sẽ không có khả năng phân biệt được giữa đầu và đau, bởi vì người đó bao giờ cũng biết cái đầu mình cùng cái đau.

Simone Weil, một nữ tư tưởng gia của phương Tây, đã viết rằng trong ba mươi năm bà ấy đã không biết đau đầu là gì. Không phải bởi vì bà ấy chưa bao giờ đau đầu, nhưng bởi vì bà ấy bao giờ cũng bị đau đầu. Bà ấy chưa bao giờ biết rằng đầu có thể tồn tại mà không có đau đầu; bà ấy không thể nào phân biệt được giữa đầu và đau đầu. Và độ tuổi ba mươi, khi bệnh đau đầu của bà ấy được chữa khỏi lần đầu tiên, thế thì bà ấy mới biết rằng nó là đau đầu chứ không phải bản thân cái đầu.

Nếu người bao giờ cũng trong tù túng có thể nhận ra tù túng của mình, người đó có thể có một ý tưởng, mơ, một khái niệm, hay một cảm giác về tự do.

Người bị bệnh liên miên chỉ có thể quan niệm được một định nghĩa tiêu cực về mạnh khoẻ. Người đó sẽ hiểu mạnh khoẻ chỉ như thiếu vắng bệnh tật của mình. Người bao giờ cũng sống trong tù, trong xiềng xích của mình, không thể hiểu được định nghĩa tích cực về tự do. Người đó có thể hiểu tự do chỉ như thiếu vắng của xiềng xích - khi các bức tường nhà tù dừng tồn tại, khi không có lính gác mang súng để ngăn cản người đó không cho làm bất kì điều gì người đó muốn, để ngăn cản người đó khỏi đi bất kì chỗ nào người đó muốn đi. Người đó chỉ có thể hiểu bằng định nghĩa tiêu cực đó. Nhưng trước khi người đó có thể hiểu điều này, cũng cần nhận ra rằng có những bức tường của nhà tù, cần nhìn thấy chính bản thân nhà tù, cần thấy lính gác tại cổng, thấy xiềng xích quanh tay mình.

Một nhà ảo thuật thuần hoá cừu, hàng ngày ông ấy đều có một con cừu bị giết để chuẩn bị thức ăn cho ông ta. Hàng trăm con cừu đứng và nhìn việc này, nhưng dù thế chúng chẳng bao giờ nghĩ rằng nếu không hôm nay thì ngày mai chũng cũng sẽ bị giết.

Một khách đang trọ cùng nhà ảo thuật đó nói, “Những con cừu này thật là lạ. Ông giết một con cừu ngay trước các con cừu khác hàng ngày, thậm chí thế mà chúng cũng chẳng lo nghĩ. Chúng không thể quan niệm nổi về cái chết riêng của chúng vào ngày hôm sau sao, rằng bất kì ngày nào dao cũng đều sẽ có thể đâm vào cổ chúng sao?”

Nhà ảo thuật đáp, “Tôi đã thôi miên chúng và bảo riêng chúng rằng chúng không phải là cừu, rằng tất cả bọn còn lại mới là cừu; tất cả bọn khác sẽ bị giết, ngoại trừ chúng. Đó là lí do tại sao chúng vô tư; chúng không chạy đi khi chúng thấy bọn khác bị giết.”

Khách hỏi, “Và điều thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn là ông không buộc chúng lại. Chúng không đi lạc lối sao? Chúng không bị lạc sao?”

Ông ta nói, “Tôi cũng đã bảo chúng nó rằng chúng hoàn toàn tự do, chúng chưa bao giờ trong tù túng cả - bởi vì người ta muốn chạy khỏi tù túng, nhưng khi người ta đã tự do rồi thì không có vấn đề chạy trốn nữa. Ham muốn chạy trốn tới khi người ta trong tù túng, nhưng khi không có tù túng và người ta hoàn toàn tự do, thế thì chạy trốn là không cần.”

Con người cũng gần như ở trong tình huống này: con người coi nhà tù là lâu đài của mình. Cho nên không có vấn đề rời bỏ nó; trong thực tế nếu ai đó tới giúp người đó để thoát ra khỏi nó, người đó sẽ tự phòng thủ cứ dường như chống lại một kẻ thù đang cố gắng lôi người đó ra khỏi lâu đài của mình. Con người coi xiềng xích của mình như đồ trang sức cho mình. Nếu bạn muốn lấy đi đồ trang sức của người đó, người đó sẽ đứng lên với lưỡi kiếm của mình và tranh đấu.

Cho nên chúng ta không đóng đinh Jesus mà không có lí do, chúng ta không đầu độc Socrates mà không có lí do. Họ là kẻ thù của chúng ta bởi vì họ cố gắng lấy đi đồ trang sức của chúng ta. Điều họ gọi là xiềng xích chính là đồ trang sức của chúng ta, còn điều họ gọi là nhà tù là chỗ ở vương giả của chúng ta; điều họ gọi là cảnh nô lệ chính là cuộc sống của chúng ta, còn điều họ gọi là nỗi buồn lại chính là điều thích thú của chúng ta.

Cho nên điều đầu tiên mà tù nhân phải biết nếu người đó muốn tự do là ở chỗ người đó là tù nhân; mọi thứ khác đều là phụ. Nếu nô lệ muốn được tự do, người đó trước hết cần hiểu rằng mình là nô lệ. Điều này phải thấm nhuần vào tâm thức của người đó sâu đến mức người đó cảm thấy thống khổ đau buốt và trở nên được tràn đầy với khao khát tự do.
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang