Thực hành để thành công


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Xin lỗi

Xin lỗi là cần thiết bởi vì không có mối quan hệ, người khác là người lạ. Giải thích là cần thiết bởi vì không có tình yêu. Nếu có tình yêu, không cần lời giải thích, người kia sẽ hiểu. Nếu có tình yêu, không cần xin lỗi, người kia sẽ hiểu - tình yêu bao giờ cũng hiểu biết.

Cho nên không có đạo đức nào cao hơn tình yêu, không thể có được. Tình yêu là luật cao nhất, nhưng nếu nó không có đó thế thì thứ thay thế là cần thiết. Giẫm lên chân người lạ trong bãi chợ, lời xin lỗi là cần thiết, và cần lời giải thích nữa.

Tại phương Tây thậm chí chồng cũng sẽ đưa ra lời xin lỗi, vợ sẽ đưa ra lời giải thích. Điều đó có nghĩa là tình yêu đã biến mất. Điều đó có nghĩa là mọi người đã trở thành người xa lạ, rằng không có gia đình, rằng mọi chỗ đều trở thành bãi chợ. Tại phương Đông người ta không thể nào quan niệm được điều này, nhưng người phương Tây nghĩ rằng người phương Đông là thô lỗ. Chồng không bao giờ đưa ra lời giải thích - không cần, bởi vì chúng ta không phải là người xa lạ và người kia có thể hiểu được. Khi người kia không thể hiểu được, chỉ thế thì xin lỗi mới là cần thiết. Và nếu tình yêu không thể hiểu được, xin lỗi sẽ làm được điều gì tốt lành đây?

Nếu thế giới này trở thành một gia đình, mọi lời xin lỗi sẽ biến mất, tất cả lời giải thích sẽ biến mất. Bạn đưa ra lời giải thích bởi vì bạn không chắc chắn về người kia. Giải thích là thủ đoạn để tránh xung đột, xin lỗi là phương pháp để tránh xung đột. Nhưng xung đột vẫn có đó, và bạn sợ nó.

Đây là cách thức văn minh để thoát ra xung đột! Bạn đã giẫm lên chân người lạ, bạn thấy bạo hành trong mắt người đó - người đó đã trở nên hùng hổ, người đó sẽ đánh bạn. Xin lỗi là cần thiết, xin lỗi sẽ làm dịu cơn giận của anh ta - nó là thủ đoạn. Bạn không cần chân thực trong lời xin lỗi, nó chỉ là biện pháp xã hội, nó vận hành như chất bôi trơn. Bạn đưa ra lời giải thích chỉ để nói: tôi không chịu trách nhiệm, chỗ này đông quá, nó là bãi chợ, chẳng thể làm gì được, điều đó phải xảy ra. Việc giải thích nói: tôi không chịu trách nhiệm.

Tình yêu bao giờ cũng có trách nhiệm, dù chỗ đó có đông hay không, bởi vì tình yêu bao giờ cũng nhận biết và tỉnh táo. Bạn không thể đổ trách nhiệm cho tình huống được, bạn chịu trách nhiệm.

Nhìn vào hiện tượng này đi... Xin lỗi là một cách thức, giống hệt như chất bôi trơn, để tránh xung đột; còn giải thích là đổ trách nhiệm lên cái gì đó khác. Bạn không nói, “Tôi vô ý thức, không nhận biết, đó là lí do tại sao tôi đã giẫm lên chân anh.” Bạn nói, “Chỗ này đông quá!”

Người tôn giáo không thể làm điều này được, và nếu bạn làm điều này, bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành người tôn giáo cả, bởi vì tôn giáo có nghĩa là nhận tất cả trách nhiệm đang có đó, không tránh né, không trốn chạy. Bạn càng có trách nhiệm, nhận biết sẽ càng nảy sinh từ đó ra; bạn càng cảm thấy ít trách nhiệm, bạn càng trở nên nhiều vô ý thức hơn. Bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn không có trách nhiệm, bạn sẽ đi ngủ. Và điều này đã xảy ra - không chỉ trong các mối quan hệ cá nhân  trên mọi mức độ xã hội.

Chủ nghĩa Mác nói rằng xã hội chịu trách nhiệm cho mọi điều. Nếu một người  nghèo, xã hội có trách nhiệm, nếu một người là kẻ cắp, xã hội chịu trách nhiệm. Bạn không chịu trách nhiệm, không cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Đó là lí do tại sao chủ nghĩa Cộng sản là phản tôn giáo - không phải bởi vì nó phủ nhận Thượng đế, không phải bởi vì nó nói không có linh hồn, mà bởi vì điều này: nó đổ toàn bộ trách nhiệm lên xã hội, bạn không chịu trách nhiệm.

Nhìn vào thái độ tôn giáo này đi, hoàn toàn khác, khác về chất. Người tôn giáo nghĩ bản thân mình có trách nhiệm: Nếu ai đó ăn xin, tôi có trách nhiệm. Người ăn xin có thể ở tại đầu kia trên thế giới, tôi có thể không biết anh ta, tôi có thể không bắt gặp con đường của anh ta, nhưng nếu có một người ăn xin, tôi có trách nhiệm. Nếu chiến tranh xảy ra ở bất kì đâu, ở Israel, ở Việt Nam, bất kì đâu, tôi không tham dự vào nó theo bất kì cách nào thấy được, nhưng tôi vẫn có trách nhiệm. Tôi ở đây. Tôi không thể đổ trách nhiệm lên xã hội được. Và bạn ngụ ý gì khi bạn nói xã hội? Xã hội này là ở đâu vậy? Đây là một trong những thoái thác lớn lao nhất. Chỉ cá nhân tồn tại - bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp xã hội cả. Bạn sẽ chẳng bao giờ có thể chỉ rõ nó ra: Đây là xã hội. Mọi nơi các nhân đều đang trong sự tồn tại, còn xã hội chỉ là lời.

Xã hội ở đâu? Các nền văn minh cổ đã chơi xỏ. Họ nói: Thượng đế chịu trách nhiệm, số mệnh chịu trách nhiệm. Bây giờ chủ nghĩa Cộng sản lại chơi cùng trò đó bằng việc nói rằng xã hội chịu trách nhiệm. Nhưng xã hội ở đâu? Thượng đế có thể ở đâu đó, xã hội thì chẳng ở đâu cả; chỉ có các cá nhân. Tôn giáo nói: Bạn..., đúng hơn, tôi, có trách nhiệm. Không lời giải thích nào cần để tránh né điều này.

Và  nhớ một điều nữa: bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bạn có trách nhiệm cho tất cả những cái xấu xa, cho tất cả những cái lộn xộn, hỗn hoạn, chiến tranh, bạo hành, hùng hổ, bỗng nhiên bạn trở nên tỉnh táo. Trách nhiệm thấm vào tim bạn và làm cho bạn nhận biết. Khi bạn nói, “Chỗ này đông quá,” bạn có thể cứ bước đi trong giấc ngủ. Thực sự, bạn giẫm lên chân người khác không phải bởi vì chỗ này đông quá, mà bởi vì bạn vô ý thức. Bạn đang bước đi như người mộng du, người đi trong khi ngủ. Khi bạn giẫm lên chân người đó, bạn bỗng nhiên nhận biết, bởi vì bây giờ tình huống là nguy hiểm. Bạn đưa ra lời xin lỗi, bạn rơi vào giấc ngủ, và bạn lại nói, “Chỗ này đông quá!” Bạn lại bước, thế rồi bạn bắt đầu đi nữa.

Một dân quê mộc mạc, người tới thành phố lần đầu tiên. Trên sân ga ai đó giẫm lên chân anh ta và nói, “Xin lỗi.” Thế rồi anh ta đi vào trong một khách sạn, ai đó lại va phải anh ta và nói, “Xin lỗi!”

Thế rồi anh ta đi vào rạp hát và ai đó gần như làm cho anh ta ngã, và người đó nói, “Xin lỗi.” Thế là người dân quê này nói, “Hay nhỉ, chúng tôi chưa bao giờ biết tới thủ đoạn này, Cứ làm bất kì cái gì anh muốn làm với bất kì ai rồi nói xin lỗi!” Thế là anh ta đấm vào một người vừa đi qua và nói, “Xin lỗi!”

Bạn thực sự đang làm điều gì khi bạn nói xin lỗi? Giấc ngủ của bạn bị phá vỡ, nhưng bạn đang bước đi trong mơ - bạn phải đã mơ, tưởng tượng, cái gì đó đang trong tâm trí bạn - và thế rồi bạn giẫm lên ai đó. Không phải là chỗ này đông quá - bạn sẽ vấp ngay cả nếu không có ai ở đó, thậm chí thế thì bạn cũng sẽ giẫm lên ai đó. Chính là bạn, cái vô ý thức của bạn, hành vi vô ý thức của bạn. 
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang