Thực hành để thành công


Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Chân thực và giả dối

Cái giả dối không bao giờ đem lại ích lợi; nó có vẻ thôi nhưng nó không bao giờ đem lại ích lợi cả. Chỉ chân thật mới đem lại ích lợi - và lúc ban đầu chân thật không bao giờ có vẻ như nó sẽ cho lại ích lợi. Dường như nó sẽ làm tan tành mọi thứ. Nếu bạn nhìn vào nó từ bên ngoài, chân thật có vẻ rất nguy hiểm, khủng khiếp. Nhưng đây là cái nhìn bên ngoài. Nếu bạn đi vào, chân thật là cái đẹp duy nhất. Và một khi bạn bắt đầu yêu mến nó, nếm trải nó, bạn sẽ đòi hỏi ngày một nhiều hơn bởi vì nó sẽ đem tới mãn nguyện.

Bạn đã từng quan sát điều đó chưa? Chân thực với người lạ còn dễ hơn. Mọi người đi cùng trên chuyến tầu bắt chuyện với người lạ, và họ khẳng định những điều họ chưa bao giờ khẳng định cho bạn bè mình bởi vì với người lạ, chẳng cái gì bị mắc mứu. Sau nửa giờ ga xuống của bạn sẽ tới, và bạn sẽ đi hẳn; bạn sẽ quên, và người đó sẽ quên điều bạn đã nói. Cho nên bất kì cái gì bạn đã nói cũng đều chẳng tạo ra khác biệt gì. Chẳng cái gì lâm nguy với người lạ.

Mọi người nói với người lạ chân thật hơn, và họ để lộ trái tim mình. Nhưng nói với bạn bè, với họ hàng - bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em - có cấm đoán vô thức sâu. "Không nói điều này, anh ấy có thể cảm thấy bị tổn thương. Không làm điều đó, chị ấy sẽ không thích điều đó đâu. Đừng cư xử theo cách này, bố già rồi, bố có thể bị choáng." Cho nên người ta cứ kiểm soát. Dần dần, chân thực bị vứt xuống tầng ngầm của bản thể bạn, và bạn trở nên rất láu cá và tinh ranh với cái không thực. Bạn cứ nở nụ cười giả tạo, chỉ được tô vẽ trên môi. Bạn cứ nói những điều tốt lành, chẳng có nghĩa gì. Bạn phát chán với bạn trai của mình hay với bố bạn, nhưng bạn cứ nói, "Được gặp anh mừng quá!" Và cả con người bạn lại nói, "Bây giờ để tôi một mình!" Nhưng về lời nói bạn cứ giả vờ. Và họ cũng làm cùng điều đó; chẳng ai trở nên nhận biết bởi vì chúng ta tất cả đều đi trong cùng một con thuyền.

Dù đánh cược bất kì cái gì, cứ thử nó, nhưng đừng đi theo cách giả tạo. Mối quan hệ có thể đủ mạnh. Nó có thể mang được chân thực. Thế thì nó rất, rất đẹp. Nếu bạn không thể chân thực với người bạn yêu, thế thì bạn sẽ chân thực ở đâu? Ở đâu? Nếu bạn không thể chân thực với người bạn nghĩ yêu bạn - nếu bạn sợ ngay cả với họ không để lộ chân thực, không trần trụi toàn bộ về tâm linh, nếu ngay cả ở đó bạn cũng che giấu - thế thì bạn sẽ tìm đâu ra chỗ và không gian để bạn có thể tự do toàn bộ?

Đó là nghĩa của tình yêu, rằng ít nhất trong sự hiện diện của một người chúng ta có thể trần trụi toàn bộ. Chúng ta biết rằng người đó yêu, cho nên người đó sẽ không hiểu lầm. Chúng ta biết rằng người đó yêu, cho nên nỗi sợ biến mất. Người ta có thể để lộ tất cả. Người ta có thể mở mọi cánh cửa, người ta có thể mời người này vào. Người ta có thể bắt đầu tham dự vào bản thể của người khác.

Tình yêu là việc tham dự, cho nên ít nhất với người yêu đừng không chân thật. Điều đó không nói rằng đi ra bãi chợ và chân thật bởi vì điều đó sẽ tạo ra rắc rối không cần thiết ngay bây giờ. Nhưng bắt đầu với người yêu, thế rồi với gia đình, thế rồi với những người xa xôi hơn. Dần dần bạn sẽ học rằng là chân thật là đẹp tới mức bạn sẵn lòng mất mọi thứ cho nó. Thế thì ở bãi chợ cũng được - thế thì chân thật đơn trở thành cách sống của bạn. Bảng chữ của tình yêu, chân thật, phải được học với những người rất gần gũi bởi vì họ sẽ hiểu.
Chia sẻ
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© 2011 ThựcHành.vn
Designed by Nguoithay.vn Cooperated with Duy Pham
Phiên bản chạy thử nghiệm
Theo dõi bài viếtTheo dõi nhận xét
Lên đầu trang