Bài 6: Cho hàm số : y = \frac{{2x - 4}}{{x + 1}}(C)Viết phương trình tiếp tuyến của (C) biết tiếp tuyến này cắt tiềm cận đứng của (C) tại A, tiềm cận ngang của (C) tại B sao cho IB=6IA ( I là giao điểm của 2 tiềm cận).
Hướng dẫn
Ta thấy góc tạo bởi tiếp tuyến và tiệm cận ngang cũng là góc tạo bởi tiếp tuyến với trục Ox
Xét điểm M \left(a;\dfrac{2a-4}{a+1}\right) \in (C) thì hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm M là \ k=f'(a)=\dfrac{6}{(a+1)^2}
Mặt khác hệ số góc của tiếp tuyến cũng là \tan góc tạo bởi tiếp tuyến và trục Ox. Ta có \dfrac{IA}{IB}=\dfrac{1}{6} \Rightarrow \left[\begin{array}{l}k=\dfrac{1}{6}\\k=-\dfrac{1}{6} \ (Loại)\end{array}\right.
Giải \ \dfrac{6}{(a+1)^2}=\dfrac{1}{6}\Rightarrow a
Từ đó viết được hai tiếp tuyến ứng với 2 tiếp điểm tương ứng. (Chú ý loại trường hợp tiếp tuyến đi qua I nếu có)
Bài 7: Cho hàm số y = \frac{{2x - 1}}{{x - 1}} có đồ thị là (C)1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số biết tiếp tuyến cùng với hai đường tiềm cận của (C) tạo thành tam giác cân.
Hướng dẫn
Gọi M(x_0;y_0) là điểm bất kỳ trên (C) \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x_0 \ne 1 \\ y_0 = \frac{{2x_0 - 1}}{{x_0 - 1}} \\ \end{array} \right. \Rightarrow y'\left( {x_0 } \right) = \frac{{ - 1}}{{\left( {x_0 - 1} \right)^2 }}
\Rightarrow Tiếp tuyến \Delta của (C) tại M có hệ số góc là k = y'\left( {x_0 } \right) = \frac{{ - 1}}{{\left( {x_0 - 1} \right)^2 }}
Vì tiếp tuyến \Delta tạo với 2 tiềm cận một tam giác cân nên có hệ số góc bằng 1 hoặc -1.
Do \begin{array}{l} k < 0\forall x \ne 1 \Rightarrow \frac{{ - 1}}{{\left( {x_0 - 1} \right)^2 }} = - 1 \\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} x_0 = 2 \Rightarrow y_0 = 3 \\ x_0 = 0 \Rightarrow y_0 = 1 \\ \end{array} \right. \\ \end{array}
\Rightarrow Có 2 tiếp tuyến thỏa mãn đề bài là :
\Delta : y=-x+5 và \Delta' : y=-x+1
Bài 8: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (H) của hàm số y=\dfrac{-2x+1}{x+1}.2. Tìm m để đường thẳng d: y=-x+m cắt (H) tại hai điểm A, \,B thỏa mãn AB=2\sqrt{2}.Hướng giải
Tập xác định của hàm số: D=R\{-1}
Phương trình hoành độ giao điểm là:
\frac{-2x+1}{x+1}=-x+m\Leftrightarrow -2x+1=(x+1)(-x+m)\Leftrightarrow x^2-x(m+1)+1-m=0(1)
Gọi A(a;-a+m) và B(b;-b+m) là 2 điểm thoả mãn điều kiện đề bài đã cho.Ta có
AB=2\sqrt{2}\Leftrightarrow \sqrt{(a-b)^2+(b-a)^2}\Leftrightarrow 2\sqrt{2}=\sqrt{2(a+b)^2-8ab}
Đến đây ta có a;b là các nghiệm của phương trình (1) nên các bạn dùng viet để giải quyết tiếp
Bài 9:Cho hàm số y=\frac{2x-1}{x+1}1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.2. Tìm trên (C) những điểm có tổng khoảng cách đến 2 đường tiệm cận nhỏ nhất.Hướng dẫn :
1. Bạn tự khảo sát và vẽ.
2. Gọi M\left( {x_0 ;\frac{{2x_0 - 1}}{{x_0 + 1}}} \right) là điểm thuộc (C) \left( {x_0 \ne - 1} \right).
\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{2x - 1}}{{x + 1}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{2x - 1}}{{x + 1}} = 2
Suy ra đồ thị hàm số có tiềm cận ngang y=2.
\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1^ + } \frac{{2x - 1}}{{x + 1}} = - \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to - 1^ - } \frac{{2x - 1}}{{x + 1}} = + \infty \\ \end{array}
Suy ra đồ thị hàm số có tiềm cận đứng x=-1.
Tổng khoảng cách từ M đến 2 tiềm cận là :
d = \left| {x_0 + 1} \right| + \left| {\frac{{2x_0 - 1}}{{x_0 + 1}} - 2} \right| = \left| {x_0 + 1} \right| + \frac{3}{{\left| {x_0 + 1} \right|}} = 2\sqrt 3 (BĐT Cauchy).
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi :
\begin{array}{l} d = \left| {x_0 + 1} \right| + \left| {\frac{{2x_0 - 1}}{{x_0 + 1}} - 2} \right| = \left| {x_0 + 1} \right| + \frac{3}{{\left| {x_0 + 1} \right|}} = 2\sqrt 3 \\ \left| {x_0 + 1} \right| = \frac{3}{{\left| {x_0 + 1} \right|}} \\ \Leftrightarrow \left( {x_0 + 1} \right)^2 = 3 \\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x_0 = \sqrt 3 - 1 \Rightarrow y_o = 2 - \sqrt 3 \\ x_0 = - \left( {1 + \sqrt 3 } \right) \Rightarrow y_0 = 2 + \sqrt 3 \\ \end{array} \right. \\ \end{array}
Bài 10: Cho hàm số: y=\dfrac{{3x - 1}}{{x + 2}}. Tìm k để đường thẳng y = k(x - 1) cắt đồ thị tại 2 điểm phân biệt sao cho độ dài đoạn thẳng nối 2 điểm đó có giá trị nhỏ nhất
Hướng dẫn
Phương trình hoành độ giao điểm của đường thẳng (d) y = k(x - 1) và (H) y=\dfrac{{3x - 1}}{{x + 2}} là
\frac{{3x - 1}}{{x + 2}} = kx - k \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} f(x) = kx^2 + (k - 3)x - 2k + 1 = 0 \\ x \ne - 2 \\ \end{array} \right.
Để (d) cắt (H) tại hai điểm phan biệt thì f(x)=0 có 2 nghiệm phân biệt khác -2.Tương đương với:
\left\{ \begin{array}{l} \Delta > 0 \\ f( - 2) \ne 0 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} (k - 3)^2 - 4k( - 2k + 1) > 0 \\ 4k - 2(k - 3) - 2k + 1 \ne 0 \\ \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} k^2 - 10k + 9 > 0 \\ 7 \ne 0 \\ \end{array} \right.
Vì hệ này thoả mãn với mọi giá trị của k nên d và (H) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt A,B.
Giả sử A,B có toạ độ lần lượt là A(x_1 ;y_1 ),B(x_1 ;y_1 ) thì ta có x_1 ; x_2 là hai nghiệm của phương trình f(x) = 0
Do A; B thuộc d nên y_1 = k( x_1 -1) ; y_2 = k( y_2 -1)
Và như thế ta tính được
AB^2 = (x_2 - x_1 )^2 + \left( {y{}_2 - y_1 } \right)^2 = [\left( {x_2 + x_1 } \right)^2 - 4x_1 x_2 ](k^2 + 1)
Mặt khác
x_1 + x_2 = \frac{{3 - k}}{k};x_1 x_2 = \frac{{1 - 2k}}{k}
Do vậy
AB^2 = \left[ {\left( {3k - \frac{5}{3}} \right)^2 + \frac{{56}}{9}} \right](1 + \frac{1}{{k^2 }}) \ge 16
Dấu bằng xảy ra khi k=1
0 nhận xét