Bài 11: Cho hàm số: y=\frac{2x+3}{x-1} \quad (C) [*]Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên.[*] Tìm m để đồ thị (C) cắt đường thẳng 2x-y+m=0 tại hai điểm A,B phân biệt sao cho độ dài AB nhỏ nhất.
Hướng dẫn
Ta viết lại phương trình đường thẳng như sau: y=2x+m
Phương trình hoành độ giao điểm là:
\frac{2x+3}{x-1}=2x+m
\Leftrightarrow 2x^2+x(m-4)-m-3=0
Gọi A(a;\frac{2a+3}{a-1}) và B(b;\frac{2b+3}{b-1})
Ta có độ dài đoạn AB sẽ là:
AB=\sqrt{(a-b)^2+(\frac{2a+3}{a-1}-\frac{2b+3}{b-1})^2}
Do a;b là nghiệm của hệ phương trình nên theo hệ thức Viet thì
\left\{\begin{matrix} a+b=\frac{4-m}{2} \\ ab=\frac{-m-3}{2} \end{matrix}\right.
Đến đây các bạn dùng viet để thay vào phương trình
Bài 12: Cho (C) : y=\dfrac{2x + 1}{x + 1}. Viết phương trình đường thằng qua M(1;3) cắt (C) sao cho AB=2\sqrt{3}
Hướng dẫn
Do đường thẳng đi qua điểm M(1;3) nên ta có phương trình đường thẳng là y=k(x-1)+3
Phương trình hoành độ giao điểm là
\frac{2x+1}{x+1}=k(x-1)+3
\Leftrightarrow kx^2+x+2-k=0(1)
Gọi A(a;k(a-1)+3) và B(b;k(b-1)+3).Ta có a và b là nghiệm của phương trình (1) do vậy theo hệ thức viet thì
\left\{\begin{matrix} a+b=\frac{-1}{k} \\ ab=\frac{2-k}{k} \end{matrix}\right.
Do AB=2\sqrt{3} nên ta có
AB=\sqrt{(a-b)^2+(k(a-b))^2}=\sqrt{(a+b)^2-4ab+k^2((a+b)^2-4ab)}
Đến đây bạn thay các giá trị của a+b và ab để tính
Bài 13: Cho hàm số y=\dfrac{x-m}{1-x} có đồ thị là (C_m), m là tham số khác 1.1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số với m=3.2. Tìm các giá trị của m để tiếp tuyến bất kì của (C_m) cùng với 2 đường tiệm cận giới hạn một tam giác có diện tích bằng 4.
Hướng dẫn
Gọi điểm M(x_0; \dfrac{x_{0}-m}{1-x_{0}}),tiệm cận I(1,-1).Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là :\Delta y=\dfrac{(1-m)}{(1-x)^2}(x-x_0)+\dfrac{x_0 -m}{1-x_0} (x_0\neq 1)
Giao điểm của \Delta với tiệm cận ngang và tiệm đứng lần lượt là: A(2x_0 -1,-1) và B(1,\dfrac{x_0 -2m+1}{1-x_0})
Ta có :AI=2\begin{vmatrix} \dfrac{m-1}{1-x_0} \end{vmatrix},BI=2\begin{vmatrix} 1-x_0 \end{vmatrix} S_{BIA}=\dfrac{1}{2} AI.BI=2\begin{vmatrix} m-1 \end{vmatrix}=4 \Leftrightarrow \begin{vmatrix} m-1 \end{vmatrix}=2\Leftrightarrow m=3,m=-1
Bài 14: Cho hàm số y = \dfrac{3x- 4}{4x + 3}\quad (C)1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C)2. Viết phương trình các tiếp tuyến tại các điểm A thuộc (C) biết tiếp tuyến cắt trục hoành tại B sao cho tam giác OAB cân tại A
Gọi \ M là trung điểm của \ OB có tọa độ \ M(x_0; 0).
Suy ra tọa độ điểm \ B(2x_0; 0); A (x_0; \dfrac{3x_0- 4}{4x_0 + 3} )
Ta có: \ \overrightarrow{AB}=(x_0; \dfrac{4-3x_0}{4x_0+3}). suy ra: \ k=\dfrac{4-3x_0}{x_0(4x_0+3)}
Mà ta lại có: \ k=f'(x_0)=\dfrac{25}{(4x_0+3)^2}, từ đó suy ra: \dfrac{4-3x_0}{x_0(4x_0+3)}=\dfrac{25}{(4x_0+3)^2} \Leftrightarrow 2x_0^2+3x_0-2=0 \Leftrightarrow \left[\begin{array}{1} x_0=-2 \\\ x_0=\dfrac{1}{2} \end{array} \right.
Việc còn lại thì đơn giản
Bài 15: Cho hàm số y=\dfrac{2x-1}{x+1}[*] Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị \left(C\right) của hàm số.[*] Tìm tọa độ điểm M trên \left(C\right) sao cho khoảng cách từ điểm I\left( { - 1; 2} \right) tới tiếp tuyến của \left(C\right) tại M là lớn nhất.
Hướng dẫn
Xét điểm M\left(a-1;\dfrac{2a-3}{a}\right)\in(C)
Tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C) tại M là:y=\dfrac{3}{a^2}\left(x-a+1\right)+\dfrac{2a-3}{a}
\Leftrightarrow 3x-a^2y-2a^2-6a+3=0 \ (\Delta)
Ta có:d_{I/(\Delta)}=\dfrac{|6a|}{\sqrt{a^4+9}}
Vì \ \ a^4+9\geq 2\sqrt{9a^4}=6a^2\Rightarrow \sqrt{a^4+9}\geq \sqrt{6}|a|\Rightarrow d_{I/(\Delta)}\leq \sqrt{6}
Dấu bằng xảy ra khi \ a=\pm \sqrt{3}
0 nhận xét