Sợ hãi và mặc cảm không phải là cùng một điều. Sợ hãi được chấp nhận trở thành tự do; sợ hãi bị phủ nhận, bị bác bỏ, bị lên án, trở thành mặc cảm. Nếu bạn chấp nhận sợ hãi như một phần của tình huống...
Nó là một phần của tình huống. Con người là một phần, một phần rất nhỏ, tí hon, và cái toàn thể là bao la: một giọt sương, một giọt sương rất nhỏ, và cái toàn thể là cả đại dưng. Run rẩy phát sinh: "Mình có thể bị mất đi trong cái toàn thể; căn cước mình có thể bị mất đi." Đó là nỗi sợ về cái chết. Tất cả mọi nỗi sợ đều là sợ chết. Và sợ chết là sợ về việc triệt tiêu.
Mọi người đều sợ - phải như vậy thôi. Cuộc sống là tới mức người ta phải sợ. Và những người trở nên vô sợ hãi, thì việc trở nên vô sợ hãi không phải bởi vì trở nên bạo dạn đâu - bởi vì người bạo dạn chỉ kìm nén cái sợ của mình; người đó không thực sự vô sợ hãi. Một người trở nên vô sợ hãi bằng việc chấp nhận nỗi sợ của mình. Đấy không phải là vấn đề về bạo dạn. Nó đơn giản là việc nhìn vào trong các sự kiện của cuộc sống và nhận ra rằng những nỗi sợ này là tự nhiên. Người ta chấp nhận chúng!
Điều tự nhiên là con người sợ, run rẩy. Nếu bạn chấp nhận nó, nếu bạn nói rằng đây là cuộc sống như thế, nếu bạn chấp nhận nó một cách toàn bộ, run rẩy lập tức dừng lại và sợ hãi - cùng năng lượng đã trở thành sợ hãi - duỗi ra và trở thành tự do. Thế thì bạn biết rằng ngay cả giọt sương biến mất trong đại dương, nó sẽ có đó. Thực tế, nó sẽ trở thành toàn thể đại dương. Thế thì cái chết trở thành niết bàn, thế thì bạn không sợ mất bản thân mình. Thế thì bạn hiểu câu nói của Jesus: "Nếu ông cứu mạng mình ông sẽ làm mất nó và nếu ông làm mất nó ông sẽ cứu nó."
Cách duy nhất để vượt ra ngoài cái chết là chấp nhận cái chết. Thế thì nó biến mất. Cách duy nhất để vô sợ hãi là chấp nhận nỗi sợ. Thế thì năng lượng được thoát ra và trở thành tự do. Nhưng nếu bạn lên án nó, nếu bạn kìm nén nó, nếu bạn che giấu sự kiện bạn sợ - nếu bạn bọc sắt cho bản thân mình và tự bảo vệ mình và mang tính phòng thủ - thế thì mặc cảm nảy sinh.
Bất kì cái gì bị kìm nén cũng đều tạo ra mặc cảm; bất kì cái gì không được phép cũng đều tạo ra mặc cảm; bất kì cái gì chống lại tự nhiên cũng đều tạo ra mặc cảm. Thế thì bạn cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã nói dối người khác và nói dối chính mình. Sự không chân thực đó là mặc cảm.
Sợ hãi có thể là mặc cảm, nhưng nó cũng có thể không. Điều đó tuỳ vào việc bạn làm gì với sợ hãi. Nếu bạn làm điều gì đó sai với nó, điều đó trở thành mặc cảm. Nếu bạn đơn giản chấp nhận nó và không làm gì cả về nó - chẳng có gì mà làm! - thế thì nó trở thành tự do, nó trở thành vô sợ hãi.
Đừng tự nhủ mình rằng bạn xấu, sai, kẻ tội lỗi. Đừng lên án. Dù bạn là bất kì cái gì, bạn vẫn là vậy. Đừng bị mặc cảm, đừng cảm thấy mặc cảm. Cho dù có điều gì đó sai, bạn không sai. Có thể bạn đã hành động sai, nhưng bản thể của bạn không sai bởi vì điều đó. Hành động nào đó có thể sai, nhưng bản thể bao giờ cũng đúng.
0 nhận xét